Có rất nhiều cách để làm giảm các triệu chứng của hội chứng này. Dưới đây là 16 cách như vậy.
1. Ngủ muộn hơn
Hội chứng chân không yên khi ngủ là một trong số những nguyên nhân làm bạn khó ngủ. Chân bạn có thể sẽ đau, nóng, co giật hoặc giật mạnh một cách bất thình lình. Để có một giấc ngủ sâu, bạn có thể thử đi ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn một chút vào buổi sáng. Khoảng thời gian buổi sáng có thể là thời gian bạn được nghỉ ngơi tốt nhất.
2. Giữ thời gian đi ngủ đều đặn
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ hàng ngày có thể giúp mọi người ngủ ngon hơn. Khi bạn bị hội chứng chân không yên, hội chứng này có thể tạo ra những chu kỳ tồi tệ, khi mà việc bạn mệt mỏi làm các triệu chứng của bạn tệ đi, sau đó các cơn co giật và những cơn đau nhói sẽ phá hoại giấc ngủ của bạn trong suốt cả đêm. Hãy chú ý vào việc thời gian ban ngủ sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn. Đa số người trưởng thành cần 7-9 tiếng để ngủ mỗi đêm.
3. Duỗi cơ trước khi ngủ
Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi ngủ có thể giúp ích cho bạn. Để duỗi bắp chân, bước một chân lên trước sau đó dồn trọng tâm lên chân trước trong khi vẫn giữ chân còn lại và lưng thẳng. Bạn có thể chống tay lên tường để có thêm sự hỗ trợ. Lặp lại động tác tương tự với chân bên kia. Duỗi cơ sẽ giúp bạn thư giãn nếu bạn phải ngồi làm việc trong thời gian dài.
4. Giảm tiêu thụ caffein
Cà phê, trà, socola và đồ uống có ga có thể làm các triệu chứng chân không yên của bạn nặng hơn, thậm chí kể cả vài giờ đồng hồ sau khi uống. Giảm tiêu thụ những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Nếu bạn giảm tiêu thụ, hãy nhớ thêm một điều là caffein có thể ảnh hưởng đến một số người sau 12 tiếng.
5. Tắm nước nóng
Tắm nước nóng trước khi ngủ có thể làm bạn thư giãn và khiến bạn dễ ngủ hơn. Đây là cách đổ điển để giúp bạn thư giãn và giảm các triệu chứng chân không yên.
6. Chườm đá hoặc chườm nóng
Bạn có thể áp dụng bất cứ cách nào làm bạn cảm thấy tốt hơn. Việc thay đổi nhiệt độ có thể làm bạn dễ chịu. Một số người còn nhận thấy rằng tắm vòi hoa sen nước lạnh cũng có tác dụng.
7. Hình thành thói quen luyên tập
Luyện tập với cường độ trung bình trong ngày sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào buổi tối. Đi tản bộ, chạy bộ, nâng tạ hoặc bất kỳ bài tập nào bạn thích. Một nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể làm chân bớt chuyển động, kéo dài giấc ngủ và giúp bạn ngủ sâu hơn. Nhưng hãy chú ý để không lạm dụng việc luyện tập. Luyện tập quá mức hoặc luyện tập ngay trước khi ngủ có thể làm các triệu chứng của bạn tệ hơn.
8. Luyện tập não bộ
Ngồi lâu có thể là nguyên nhân của hội chứng chân không yên, ví dụ như việc bạn ngồi xem tivi cả buổi chiều hoặc ngồi trên một chuyến xe bus đường dài chật chội. Các hoạt động làm não bộ phân tâm có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng. Hãy đọc sách, chơi điện tử hoặc làm một câu đố về ô chữ.
9. Chuyển động chân
Khi chân bạn bị đau hoặc co giật, chuyển động chân có thể làm giảm các cảm giác khó chịu này. Đôi khi, chỉ cần lắc chân hoặc nhấc chân lên cũng có tác dụng. Chọn vị trí ngồi ở gần lối đi trong rạp chiếu phim hoặc trên máy bay để giúp bạn đứng dậy dễ dàng hơn.
10. Hít thở sâu
Căng thẳng làm hội chứng chân không yên tệ hơn. Giảm sự căng thẳng bằng cách hít thở chậm, đều. Giảm cường độ ánh sáng và lắng nghe một bản nhạc dịu dàng trước khi đi ngủ cũng có thể sẽ có tác dụng.
11. Mát xa chân
Mát xa bắp chân trước khi ngủ có thể làm giảm triệu chứng chân không yên và giúp bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể tự làm việc này hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình. Hãy mát xa mỗi bên chân khoảng 10 phút, sau đó duỗi thẳng chân để thư giãn.
12. Tập yoga
Yoga phối hợp 3 yếu tố có thể làm giảm các triệu chứng chân không yên. Đó là dãn cơ, hít thở sâu và thư giãn. Tham gia một lớp yoga hoặc tập yoga theo video để có tư thế và bước đi dúng cho từng chuyển động. Khi bạn đã biết chính xác tư thế, bạn có thể luyện tập một mình. Ứng dụng podcast có thể hướng dẫn bạn di chuyể, kể cả khi bạn đã nhắm mắt và hướng dẫn bạn thư giãn sau khi tập xong.
13. Tắt tivi trước khi đi ngủ
Xem tivi hoặc dùng máy vi tính trước khi đi ngủ có thể làm bạn khó ngủ hơn. Các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ nói rằng bạn nên biến phòng ngủ thành khu vực không dành cho tivi và máy vi tính.
14. Tránh uống rượu và hút thuốc lá
Rượu và thuốc lá có thể gây ra các triệu chứng chân không yên và có thể làm hại đến giấc ngủ của bạn theo những cách khác nữa. Một ly rượu ban đầu có thể sẽ khiến bạn buồn ngủ nhưng bạn sẽ dễ bị tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc ngủ không ngon giấc. Nicotine trong thuốc là là nguyên nhân của các triệu chứng chân không yên. Bởi vậy tránh hút thuốc lá, xì gà, nhai kẹo cao su có nicotin hay bất cứ sản phẩm nào làm từ thuốc lá.
15. Uống bổ sung sắt
Những người có hội chứng chân không yên thường có lượng sắt trong máu rất thấp. Cơ thể bạn cần sắt để tạo ra dopamin – một chất hóa học của não bộ để kiểm soát các hoạt động. Hỏi ý kiến bác sỹ xem việc uống bổ sung viên sắt có giúp bạn hay không. Nếu có, hãy uống thêm một cốc nước cam hoặc các nguồn cung cấp vitamin C khác để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
16. Kiểm tra lại các thuốc bạn đang uống
Một số loại thuốc cảm lạnh và thuốc dị ứng có thể gây ra các triệu chứng chân không yên. Một vài loại thuốc chống trầm cảm và thuốc trị buồn nôn cũng gây ra tác dụng tương tự. Nói với bác sỹ về tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang uống. Có thể sẽ có một số loại thuốc khác bạn có thể uống được mà lại không gây ra các triệu chứng chân không yên.
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?