Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh viêm cơ địa là bệnh gì?

Viêm da cơ địa (thường được gọi là eczema) là một bệnh viêm da mãn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến tính di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch, biểu bì và các yếu tố môi trường. Ngứa, tổn thương da từ ban đỏ đến lichen hóa (dày da) là những triệu chứng chính. Bệnh được chẩn đoán dựa vào bệnh sử và khám.

Điều trị gồm dưỡng ẩm, tránh các tác nhân gây dị ứng, corticosteroid tại chỗ hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường khỏi hoặc giảm đáng kể ở tuổi trưởng thành

Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa hay chàm (eczema) là tình trạng bệnh lý khiến da ửng đỏ và ngứa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính kéo dài, có xu hướng bùng phát thành nhiều đợt cấp theo từng giai đoạn. Bệnh có thể xuất hiện cùng với hen phế quản hoặc sốt. Chữa viêm da cơ địa còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào được phát hiện. Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, tuy nhiên hiện nay việc điều trị chỉ tập trung vào mục tiêu giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các đợt cấp như tránh dùng chất tẩy rửa, dưỡng ẩm da thường xuyên, bôi thuốc dạng kem hoặc mỡ.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Một làn da khỏe mạnh sẽ duy trì được độ ẩm và bảo vệ cơ thể người khỏi vi khuẩn, các chất gây kích thích và dị nguyên. Viêm da cơ địa liên quan đến các đặc điểm di truyền ảnh hưởng lên khả năng miễn dịch này của da. Đặc điểm này khiến cho da dễ bị tấn công bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Ở trẻ em các dị nguyên đường tiêu hóa như thức ăn cũng có thể là nguyên nhân của bệnh lý viêm da cơ địa. Yếu tố chính của viêm da cơ địa là có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm da cơ địa, dị ứng và hen phế quản.

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy theo từng người, bao gồm:

  • Khô da.
  • Ngứa, nặng nề hơn về đêm.
  • Các mảng đỏ hoặc nâu xám ở tay, chân, cổ chân, cổ tay, cổ, ngực, mi mắt, diện khớp khuỷu và gối, mặt và da đầu ở trẻ em.
  • Mụn nước nhỏ, có thể vỡ và chảy dịch do gãi.
  • Mảng da dày, có vảy.
  • Sưng, phù nề da do gãi.

Viêm da cơ địa đa số xuất hiện trước 5 tuổi và có thể tồn tại kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Đối với nhiều người, bệnh có thể theo từng giai đoạn, sau đó biến mất trong một khoảng thời gian dài, đôi khi nhiều năm. Phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế nếu:

  • Các triệu chứng xuất hiện cản trở hoạt động thường ngày của trẻ, bao gồm cả giấc ngủ.
  • Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da với các vảy tiết màu vàng, vùng da xung quanh sưng đỏ hoặc sốt cao.
  • Triệu chứng xuất hiện dai dẳng mặc dù đã được điều trị.

Viêm da cơ địa tuy là bệnh lý ngoài da nhưng có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Tùy thuộc vào từng biến chứng, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng đa dạng như:

  • Hen phế quản: Viêm da cơ địa đôi khi là bất thường đi trước, gợi ý bệnh hen. Hơn một nửa trẻ em mắc viêm da cơ địa sẽ đối mặt với bệnh hen sau 13 tuổi.
  • Da đóng vảy, ngứa mãn tính: Trẻ vì ngứa mà gãi các mảng đỏ trên da chỉ làm cho tình trạng ngứa nặng nề hơn. Điều này kéo dài sẽ làm da thay đổi màu sắc, dày và sạm.
  • Nhiễm trùng da: Do đặc điểm ngứa của bệnh, trẻ thường gãi các vùng da tổn thương và tạo ra các vết thương hở. Từ đó, nguy cơ nhiễm khuẩn do vi khuẩn, vi rút tăng lên, nhất là nhóm virus herpes.
  • Rối loạn giấc ngủ: Vòng luẩn quẩn ngứa – gãi làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Các xét nghiệm cận lâm sàng không có nhiều vai trò trong việc chẩn đoán viêm da cơ địa. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đánh giá tổn thương trên da và khai thác thông tin về tiền sử của bệnh nhân. Kiểm tra áp da có thể được sử dụng để loại trừ các bệnh lý khác về da hoặc phát hiện các tình trạng đi kèm với viêm da cơ địa.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa

Mặc dù hiện nay bệnh viêm da cơ địa không có cách chữa trị, nhưng có các phương pháp để giúp kiểm soát tình trạng bệnh như:

  • Quản lý da khô
  • Kiểm soát ngứa
  • Ngăn chặn bùng phát và tránh các yếu tố kích hoạt
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp hoặc biến chứng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, việc điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của các liệu pháp sau:

Kem dưỡng ẩm. Những người bị viêm da cơ địa thường bị khô da dẫn đến ngứa, phát ban và các mảng da dày lên. Giữ nước và dưỡng ẩm tốt cho da là một liệu pháp thiết yếu. Các bác sĩ khuyên mọi người nên tắm nước ấm, nhẹ nhàng lau khô người, sau đó thoa kem dưỡng ẩm để giữ ẩm.

Thuốc. Các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa bao gồm:

  • Điều trị tại chỗ: Đây là những loại kem hoặc thuốc mỡ mà mọi người bôi trực tiếp lên da để giảm viêm. Một số loại thuốc bôi phổ biến bao gồm steroid tại chỗ.
  • Thuốc uống: Giúp kiểm soát và làm chậm các triệu chứng bệnh bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Phương pháp điều trị không kê đơn: Những lựa chọn này không yêu cầu đơn thuốc và bao gồm thuốc viên và thuốc bôi, chẳng hạn như thuốc kháng histamine và thuốc giảm đau.
  • Thuốc tiêm theo toa (sinh học): Loại liệu pháp này sử dụng các protein có thể ngăn chặn hoặc hạn chế một số phần phản ứng của hệ thống miễn dịch, giảm viêm và các triệu chứng của bệnh. Ví dụ về sinh học bao gồm Dupilumab (Dupixent).

Đèn chiếu. Trong một số trường hợp, mọi người có thể sử dụng đèn chiếu để điều trị các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn. Quang trị liệu sử dụng sóng ánh sáng UV để ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đây có thể là một lựa chọn phù hợp và hiệu quả về chi phí cho bệnh từ vừa đến nặng, đặc biệt nếu họ không đáp ứng với các lựa chọn điều trị khác.

Các biện pháp khắc phục tại nhà. Các biện pháp khắc phục tại nhà không thể chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa, nhưng những cách sau có thể giúp làm giảm một số triệu chứng:

  • Gel lô hội
  • Dầu dừa
  • Dầu cây chè
  • Gạc mát
  • Tránh nhiệt độ quá cao.
  • Mặc quần áo mềm (tránh len).
  • Tránh chà xát da.
  • Giữ móng tay ngắn để tránh làm tổn thương da khi gãi.
  • Ăn chế độ ăn uống chống viêm.

Liên hệ với bác sĩ

Mọi người nên nói chuyện với bác sĩ nếu nhận thấy da thường bị khô, ngứa và đau. Thông thường, những người bị bệnh có thể kiểm soát tại nhà bằng cách giữ cho da ẩm, tránh các tác nhân kích thích và sử dụng thuốc không kê đơn hoặc đơn thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ. Những người bị viêm da cơ địa dễ bị nhiễm trùng da có thể cần được chăm sóc ngay lập tức. Các triệu chứng của những bệnh nhiễm trùng bao gồm:

  • Bệnh chàm trở nặng đột ngột
  • Sốt
  • Các triệu chứng giống như cúm
  • Da đổi màu đau đớn
  • Mất ngủ nghiêm trọng hoặc các triệu chứng trầm cảm

Kết luận, viêm da cơ địa là phổ biến, đặc biệt ở các nước phát triển, ảnh hưởng đến 15 đến 30% trẻ em và 2 đến 10% người lớn. Các chất kích hoạt thông thường bao gồm các chất gây dị ứng trong không khí (ví dụ như phấn hoa, bụi), mồ hôi, xà phòng thô, vải thô, và các fragrance. Các triệu chứng chung bao gồm ngứa và các mảng, dát đỏ da, dày da lichen hóa trên đùi, cổ và cổ tay. Viêm da cơ địa thường cải thiện khi trưởng thành. Các phương pháp điều trị đầu tiên gồm chất làm ẩm, corticosteroid tại chỗ, và thuốc kháng histamine nếu cần để giảm ngứa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cách dự phòng eczema ở trẻ nhỏ

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Xem thêm