Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn bị hen hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)?

Đây là câu hỏi đôi khi không dễ để xác định, với cả bạn và bác sỹ điều trị. Mặc dù 2 tình trạng hen và COPD đôi khi có thể chồng chéo lên nhau, nhưng thường có thể xác định được bạn mắc tình trạng nào nặng hơn.

Bạn bị hen hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)?

Bạn có xuất hiện triệu chứng khi còn nhỏ hay không ?

Một số người xuất hiện các triệu chứng và được chẩn đoán bị hen suyễn khi ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, hen suyễn xảy ra nhiều nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân lớn tuổi được chẩn đoán bị suyễn thực ra là mắc bệnh COPD.

Bệnh hen suyễn được gọi là bệnh hai trạng thái hoặc bệnh phát triển hình chữ U vì chúng ta thường thấy hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán trong những năm đầu đời, nhưng có sự gia tăng đáng kể trong số các bệnh nhân từ 35 đến 40 tuổi.

Khói thuốc lá trong môi trường, lông vật nuôi và các vấn đề nấm mốc trong nhà là những lý do khiến bệnh hen phát triển ở giai đoạn sau của cuộc đời. Bệnh hen suyễn muộn gây nên hầu hết các trường hợp hen suyễn ở tuổi trưởng thành có thể là một loại hen nặng hơn và khó kiểm soát hơn.

Nguyên nhân  khiến triệu chứng hen của tôi trở nên nặng hơn?

Mặc dù bệnh suyễn và COPD đều có sự tắc nghẽn, viêm và đáp ứng hô hấp của đường thở như là một phần của quá trình bệnh, nhưng bệnh hen suyễn chủ yếu là bệnh dị ứng và bệnh nhân thường biết điều gì làm cho các triệu chứng của họ nặng hơn, ví dụ như:

  • Khói thuốc lá
  • Lông động vật
  • Mạt bụi
  • Gián
  • Nấm mốc
  • Phấn hoa
  • Thời tiết khắc nghiệt
  • Tập thể dục
  • Căng thẳng
  • Một số loại thuốc

Bệnh COPD thường không xuất hiện bởi các yếu tố kích ứng này, nhưng thường bị nặng hơn do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Bạn có hút thuốc không?

Mặc dù khói thuốc có thể gây ra các triệu chứng hen, nhưng bệnh COPD phổ biến hơn ở người hút thuốc, người đã từng hút thuốc, người hít phải khói thuốc lá thụ động.

Bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong các giai đoạn không phát bệnh không?

Các triệu chứng hen suyễn đôi khi sẽ ngừng phát triển, có thể hồi phục được, và các xét nghiệm chức năng phổi (ví dụ như FEV1 và hô hấp ký) có thể trở lại bình thường hoặc cải thiện đáng kể giữa các đợt thuyên giảm bệnh. Ngược lại, các triệu chứng COPD là không thể đảo ngược và thường tiến triển nặng dần lên.

Hầu hết bệnh nhân COPD đều có các triệu chứng thường xuyên hàng ngày. Những triệu chứng này dường như không thay đổi theo thời gian. Tương tự, bệnh nhân COPD cần uống thuốc hàng ngày. Bệnh nhân COPD cũng không thể theo dõi các triệu chứng và điều chỉnh thuốc như bệnh nhân hen suyễn đã thực hiện. Cuối cùng, COPD thường tiến triển ở những nơi mà hen suyễn không xuất hiện.

Bạn có thể mắc hỗn hợp cả 2 tình trạng bệnh không?

Mặc dù chưa được khẳng định chắc chắn nhưng một nhóm các bác sĩ ngày càng thừa nhận quá trình bệnh hỗn hợp, được gọi là "giả thuyết của Hà Lan" – giả thuyết cho rằng bệnh hen suyễn và COPD phát triển trong cùng một bệnh chứ không phải là 2 bệnh riêng lẻ. Bệnh nhân mắc hỗn hợp 2 bệnh đa số là người cao tuổi. Hầu hết những bệnh nhân này là:

1. Người hút thuốc bị suyễn

2. Những người không hút thuốc có bệnh suyễn kéo dài và phát triển thành COPD

Tuy vậy việc điều trị hai tình trạng này không hẳn là khác nhau hoàn toàn. Do quần thể mắc hỗn hợp 2 bệnh thường lớn tuổi, nên nguy cơ không dung nạp thuốc hít hoặc gặp các phản ứng phụ do sử dụng thuốc hít sẽ cao hơn. Bác sĩ sẽ khuyên bạn ngừng hút thuốc lá, và sử dụng vaccine nếu thích hợp. Nếu bạn cần bổ sung oxy hoặc phục hồi chức năng phổi, bác sỹ sẽ thực hiện cả hai.

Nếu các triệu chứng và xét nghiệm của bạn tiết lộ rằng bệnh của bạn giống COPD nhiều hơn, bác sĩ có thể sẽ đi theo con đường đó và ngược lại đối với bệnh hen suyễn.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: 5 lí do bệnh nhân COPD nên tập thể dục

Bình luận
Tin mới
Xem thêm