Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 mẹo thông minh để kiểm soát căng thẳng thành công

Giảm căng thẳng là một phần của lối sống lành mạnh, giống như chế độ ăn và tập thể dục. Các mẹo dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát mức độ căng thẳng

Khi căng thẳng, mọi người thường xuất hiện những triệu chứng đau, buồn nôn, chóng mặt, hoặc chỉ đơn giản là bị khủng hoảng. Căng thẳng có thể tác động rất lớn đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, việc làm giảm căng thẳng rất cần thiết để duy trì cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Bạn không thể ngồi đó và ước rằng căng thẳng biến mất. Chế ngự được căng thẳng là một kỹ năng quan trọng cần phải luyện tập từ từ. Cho dù bạn trải qua một tình huống căng thẳng bất ngờ, như một biến cố lớn ở nơi làm việc hoặc những khủng hoảng ở nhà cần được giải quyết ngay lập tức, vẫn cần có một kế hoạch để kiểm soát căng thẳng. Stress có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm, tại bất cứ địa điểm nào, và buộc bạn phải làm hết sức mình để đối phó với nó.

Stress giống như một vấn đề khẩn cấp đòi hỏi sự tập trung của bạn ngay lập tức, mọi thứ cần được suy nghĩ rõ ràng hơn. Ngay kể cả với những stress liên tục, dai dẳng về công việc, sức khỏe, tài chính, gia đình tạo nên sự căng thẳng kéo dài cũng cần có những lúc khoảng trống để bạn suy nghĩ kỹ hơn. Mốt số việc có thể giúp bạn tập trung trong thời gian ngắn như nghe nhạc, đi bộ một quãng ngắn.

Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn giảm căng thẳng lo âu nói riêng.

  1. Xem xét lại vấn đề gây stress

Có thể bạn đã từng lo ngại phải thắt chặt chi tiêu tháng này do có nhiều việc phải chi tiêu. Cảm thấy căng thẳng là một phản xạ tự nhiên. Nhưng hãy cố gắng xem xét lại và tự hỏi bản thân: liệu vấn đề này có còn là vấn đề trong một năm, trong năm năm hay không? Nếu câu trả lời là không, hãy hít sâu và có gắng tiến lên phía trước. Giữ mọi thứ trong đúng hoàn cảnh rất quan trọng để quản lí căng thẳng.

  1. Liệt kê một số giải pháp và lập một kế hoạch

Nếu có một vấn đề cụ thể bạn cần giải quyết, hãy lập một danh sách tất cả các giải pháp khả thi và chọn ra một giải pháp tốt nhất cho tình huống của bạn. Nhận ra được bạn có các lựa chọn và lập ra một kế hoạch cụ thể sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên việc giảm căng thẳng. Chia nhỏ nhiệm vụ thành các phần nhỏ để bạn có thể cố gắng hoàn thành những gì bạn cần trong 1 giờ đồng hồ, một ngày hoặc vài tuần sau đó, như vậy vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn.

  1. Chấp nhận những điều vượt ngoài tầm kiểm soát

Một vài tình huống chỉ là vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và chúng ta nên học cách đối phó và chấp nhận chúng. Hãy giữ bình tĩnh và sẵn sàng chấp nhận sự hỗ trợ tinh thần từ những người khác có thể giúp kiểm soát căng thẳng.

  1. Tự cho mình một kỳ nghỉ để thư giãn và nạp lại năng lượng

Căng thẳng thường ngày có thể tăng lên trước khi bạn nhận ra mình có vấn đề, vì vậy hãy tự chữa trị cho bản thân bằng ít nhất một hoạt động thư giãn hàng ngày. Nghe nhạc, ngồi thiền, viết nhật ký hoặc thưởng thức một bồn tắm đầy bong bóng xà phòng nhẹ nhàng là tất cả những cách tuyệt vời để thư giãn và giảm căng thẳng. Ngồi thiền cho phép chúng ta dọp dẹp suy nghĩ và có thể nhìn mọi thứ theo một cách thực tế hơn. Dành thời gian cho bản thân là điều quan trọng cho cả việc ngăn chặn và quản lí căng thẳng.

Cố gắng lập kế hoạch chi tiết để giảm stress
  1. Cố gắng tập thể dục thường xuyên hàng ngày

Tập thể dục là một phương pháp tốt nhất để kiểm soát stress bởi vì nó có thể giải tỏa cả các tác động của căng thẳng lên thể chất và tình thần. Xem xét các lựa chọn thể dục có tác dụng giảm căng thẳng như yoga, thái cực quyền, pilates, hoặc các môn nghệ thuật khác. Tập thể dục có thể giúp điều chỉnh và làm tiêu tan một cách hiệu quả phản ứng stress “chạy trốn hoặc chiến đấu” trong bộ não.

  1. Chia sẻ với mọi người và bày tỏ cảm xúc của bản thân

Nếu điều gì đó làm phiền não, đừng giữ nó cho riêng mình. Nói chuyện với những người bạn tin tưởng như bạn bè, gia đình, hoặc đồng nghiệp về những suy nghĩ của bản thân. Thậm chí nếu bạn không tìm được lời khuyên cụ thể, điều đó cũng luôn giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi bạn bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài.

  1. Đứng kỳ vọng quá cao trong cuộc sống hàng ngày

Bận rộn đôi khi không thể tránh khỏi, nhưng thường xuyên bận rộn hơn những gì bạn có thể làm được sẽ gây ra stress. Đừng bắt con mình phải học giỏi nhất lớp mà chỉ cần tiến bộ hơn mỗi ngày. Cũng đừng chịu sự trách nhiệm tài chính lớn hơn – như mua một chiếc xe hơi mới hoặc một căn nhà to hơn – nếu bạn nghĩ nó quá khả năng của bạn. Thực tế với tiềm lực tài chính của bạn là một chiến lược quan trọng để quản lí căng thẳng.

  1. Giải quyết vấn đề trước khi chúng trở thành sự khủng hoảng

Đó là bản chất của con người để tránh khỏi những hoàn cảnh và tình huống khó chịu. Nhưng nếu bạn quan tâm đến một tình huống khó chịu sắp xảy đến, hãy giải quyết nó sớm để nó không trở nên nghiêm trọng hơn, khó giải quyết hơn và căng thẳng hơn cho bạn. Các vấn đề luôn dễ dàng hơn để xử lí trước khi chúng trở thành các thảm họa.

Không ai là không bị stress một vài lần trong đời. Nhưng có thể giữ căng thẳng ở mức thấp bằng cách đặt ra các kỳ vọng thực tế hơn cho bản thân. Học cách giải quyết vấn đề trong hoàn cảnh, và tận hưởng những phút giây thư giãn từ những hoạt động hàng ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng của thiền với sức khỏe

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm