Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 loại thực phẩm hỗ trợ tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch

Công cuộc phòng ngừa bệnh tật và tăng sức mạnh của hệ miễn dịch có thể thêm phần hiệu quả nhờ 8 loại thực phẩm sau.

(Ảnh: Business Insider)

Các loại trái cây có múi

Các loại trái cây có múi như cam hoặc bưởi chứa cực kì nhiều vitamin C – thành phần giúp cơ thể chữa lành các mô, giữ da và mạch máu luôn khỏe mạnh. Đồng thời, loại vitamin này cũng chứa cả chất chống oxy hóa quan trọng, ngăn ngừa sự lão hóa của tế bào và cải thiện chức năng miễn dịch.  Theo nghiên cứu, phụ nữ trưởng thành nên bổ sung 75mg vitamin C mỗi ngày, nam giới nên bổ sung 90mg. Dưới đây là hàm lượng vitamin C trung bình có trong một số loại quả phổ biến bạn có thể tham khảo:

- 1 quả cam: 70mg

- 1 quả bưởi: 80mg

- 1 quả chanh: 30mg

Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh chứa nhiều vitamin A – dưỡng chất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, có tác động đến quá trình sản xuất tủy xương và các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng. Nam giới cần khoảng 900 mcg vitamin A mỗi ngày và phụ nữ thì cần khoảng 700 mcg. Dưới đây là hàm lượng vitamin A có trong một số loại rau phổ biến:

- 1 bát rau bina: 469mcg

- 1 bát cải xoăn nấu chín: 190mcg

Ớt chuông đỏ

Vào tháng 4 năm 2020, một tờ tạp chí dinh dưỡng tại Châu Âu đã đưa ra khuyến nghị rằng ớt chuông đỏ là một phần nên có trong chế độ ăn kiêng lành mạnh. Loại thực phẩm này giàu cả vitamin A và C, từ đó đem tới chức năng chống lại quá trình oxy hóa và nhiễm trùng.

Sữa chua

Sữa chua là một nguồn protein tuyệt vời, giữ cho xương và da luôn chắc khỏe, từ đó ngăn cản đáng kể các loại virus và vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng có chứa vi khuẩn sống, mang tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm khả năng nhiễm trùng bộ phận này.

Trà xanh

Trà xanh có chứa rất nhiều catechin và polyphenol – chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào, từ đó tăng khả năng miễn dịch. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry đã phát hiện rằng thành phần catechin trong trà xanh có thể cải thiện phản ứng của các tế bào T – tế bào chuyên tấn công virus.

Gừng

Bên cạnh đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, một nghiên cứu năm 2013 còn cho thấy rằng gừng có cả hiệu quả trong việc ngăn ngừa căn bệnh ung thư, tăng cường hệ miễn dịch. Khi sử dụng loại thực phẩm này với mong muốn cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, bạn nên sử dụng gừng tươi, không chứa các chất phụ gia khác và có thể chế biến như một loại gia vị cùng các món ăn hoặc pha trà.

Tỏi

Những lợi ích sức khỏe của tỏi bắt nguồn từ allicin – một loại hợp chất được giải phóng khi băm nhỏ tỏi hoặc nghiền nát. Nó có tác dụng chống oxy hóa, chống nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch. Trong một nghiên cứu năm 2016 với quy mô 120 người tham dự, nhóm sử dụng 2,56 gam chiết xuất tỏi mỗi ngày được ghi nhận thuyên giảm các triệu chứng và tình trạng bệnh tật hơn nhóm không sử dụng liệu pháp này.

Nghệ

Lợi ích miễn dịch của củ nghệ bắt nguồn từ curcumin - chất có khả năng kích hoạt một số tế bào của hệ thống miễn dịch và giảm ảnh hưởng của các hợp chất gây viêm. Củ nghệ có thể được bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày dưới dạng trà hoặc gia vị cho các món ăn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm