Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim

Những chuyển biến này nhiều khả năng là “báo hiệu” sớm, từ 1 đến vài tháng, của cơn đau tim dễ gây nguy hiểm đến tính mạng ở người trưởng thành và người lớn tuổi.

Đau tim là một trong những vấn đề gây ra nhiều lo ngại đối với người trưởng thành bất kể giới tính. Lý do là bởi những cơn đau thường xảy ra đột ngột, ít có biểu hiện rõ ràng bên ngoài. Để giảm thiểu khả năng phát triển cơn đau tim cũng như phòng tránh sớm nhất có thể, bạn nên để ý đến những thay đổi đáng chú ý sau của cơ thể. Chúng có thể xuất hiện sớm trong vòng 1 hoặc vài tháng trước khi cơn đau tim thật sự xảy ra.

Kiệt sức

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim - Ảnh 1.(Ảnh: Depositphotos)

Mệt mỏi bất thường là một trong những triệu chứng chính báo hiệu cơn đau tim sắp xảy ra. Phụ nữ có xu hướng ghi nhận loại triệu chứng này hơn nam giới. Hoạt động thể chất hoặc trí óc không phải là lý do gây ra sự mệt mỏi này. Cảm giác cạn kiệt năng lượng càng tăng lên vào cuối ngày. Đôi khi, cả những công việc đơn giản như dọn giường hoặc đi tắm cũng gây mệt mỏi. Triệu chứng này khá rõ ràng nhưng không phải ai cũng chú ý.

Đau vùng bụng

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim - Ảnh 2.(Ảnh: Depositphotos)

Đau vùng bụng, buồn nôn ngay khi đói hoặc no, cảm thấy đầy hơi hoặc đau dạ dày là một số triệu chứng phổ biến nhất của nguy cơ đau tim. Dấu hiệu này xuất hiện với độ phổ biến tương đương ở cả nữ và nam giới. Các cơn đau bụng trước cơn đau tim hay xảy ra theo từng cơn, giảm dần và sau đó trở lại trong thời gian ngắn. Áp lực về mặt thể chất có thể làm trầm trọng hóa các cơn đau bụng khó chịu này.

Mất ngủ

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim - Ảnh 3.(Ảnh: Depositphotos)

Tình trạng mất ngủ cũng có sự liên quan nhất định với khả năng đau tim hoặc đột quỵ, và thường xảy ra ở phụ nữ hơn. Kiểu mất ngủ này đi kèm với mức độ lo lắng cao và đãng trí cao. Các triệu chứng bao gồm khó vào giấc, khó duy trì giấc ngủ liền mạch và thức dậy vào buổi sáng sớm.

Khó thở

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim - Ảnh 4.(Ảnh: Depositphotos)

Khó thở là một cảm giác dữ dội khi bạn không thể hít thở sâu. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và trong tối đa là 6 tháng trước khi bị đau tim. Đây cũng thường là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe hay tình trạng bệnh lý. Đặc trưng của khó thở là cảm giác như cơ thể không nhận được đủ không khí, chóng mặt và khó hô hấp.

Rụng tóc

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim - Ảnh 5.(Ảnh: Depositphotos)

Rụng tóc hàng loạt là một dấu hiệu dễ thấy khác của nguy cơ mắc bệnh tim. Nam giới trên 50 tuổi là nhóm đối tượng dễ có biểu hiện này nhất, nhưng một số phụ nữ cũng có thể gặp tình trạng tương tự. Hói đầu cũng có liên quan đến sự gia tăng mức độ hormone cortisol. Nếu tóc của bạn thường xuyên rụng, đặc biệt là khu vực đỉnh đầu, hãy đặc biệt chú ý và kiểm tra tình trạng sức khỏe của cơ thể sớm nhất có thể.

Nhịp tim không đều

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim - Ảnh 6.(Ảnh: Depositphotos)

Tim đập dồn dập hoặc rối loạn nhịp tim thường đi kèm với hoảng loạn và lo lắng, đặc biệt là ở phụ nữ. Hiện tượng này có thể xuất hiện một cách bất ngờ theo các hình thức khác nhau như nhịp tim không ổn định hay tăng nhịp tim. Các bài tập thể dục có thể kích thích tim đập nhanh hơn, đặc biệt là trong những trường hợp mắc bệnh xơ vữa động mạch. Nhịp tim không đều thường kéo dài trong 1-2 phút. Nếu tình trạng này không giảm đi, bạn sẽ sớm cảm thấy chóng mặt và cực kỳ mệt mỏi.

Đổ mồ hôi quá mức

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim - Ảnh 7.(Ảnh: Depositphotos)

Đổ mồ hôi bất thường hoặc quá nhiều là dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đau tim. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm. Phụ nữ thường gặp tình trạng này nhiều hơn và hay nhầm lẫn chúng với cảm giác nóng thông thường hoặc tình trạng đổ mồ hôi ban đêm điển hình của thời kỳ mãn kinh.

Dạng đổ mồ hôi bất thường này đi kèm với các triệu chứng giống như cảm cúm, da sần sùi, xảy ra bất kể nhiệt độ không khí như thế nào hoặc có đang làm việc nặng nhọc hay không. Hiện tượng này thường diễn ra nhiều hơn vào ban đêm, có thể đến mức làm ẩm ướt ga trải giường.

Đau, tức ngực

8 dấu hiệu đáng “báo động” của nguy cơ đau tim - Ảnh 8.(Ảnh: Depositphotos)

Đàn ông và phụ nữ gặp những cơn đau ngực ở cường độ và hình thức khác nhau. Ở nam giới, đây gần như là một trong những dấu hiệu sớm nhất của đau tim. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% nữ giới thường chịu ảnh hưởng của triệu chứng này. Cơn đau ngực có thể lan rộng ra và tạo cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay (thường là bên trái), hàm dưới, cổ, vai hoặc dạ dày. Ở một số người, những cơn đau này trở nên dai dẳng và không dứt.

Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố phổ biến nhất dễ gây phát triển nguy cơ đau tim bao gồm béo phì, lười vận động và hút thuốc. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác khó nhận ra hơn cũng có thể góp phần giúp bạn phát hiện sớm vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

- Nếp nhăn dái tai (nếp gấp dái tai nằm chéo so với ống tai).

- Các mảng màu vàng ở góc trong mí mắt.

- Đau nhẹ ở bắp chân khi đi bộ.

- Lông tai (ở nam giới).

- Tóc bạc sớm (ở nam giới).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các dấu hiệu của một cơn đau tim.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm