Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 thực phẩm giàu protein thiết yếu để phục hồi sức khỏe

Protein là chất không thể thiếu để khôi phục khả năng miễn dịch và sức khỏe toàn diện của cơ thể, đặc biệt là đối với bệnh nhân COVID-19.

Nhiễm khuẩn COVID-19 gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể, ảnh hưởng đến một loạt các khía cạnh sức khỏe như giảm chức năng miễn dịch, gây căng thẳng, làm chậm chức năng tiêu hóa, và sinh sản. Một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm miễn dịch là thiếu protein. Vì lý do đó, bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein là điều cực kỳ cần thiết, đặc biệt là với bệnh nhân COVID-19. Dưới đây là những thực phẩm giàu protein và phổ biến nhất.

Rau mầm

6 thực phẩm giàu protein thiết yếu để phục hồi sức khỏe - Ảnh 1.

Hạt giống đã nảy mầm và phát triển thành cây con được gọi là rau mầm. Loại thực phẩm này chứa hàm lượng protein, folate, magie, phốt pho, mangan và vitamin C, K cao hơn so với các loại thực vật không có mầm. Lý do là bởi quá trình nảy mầm làm tăng mức độ dinh dưỡng.

Bệnh nhân COVID-19 nên ăn giá đỗ, mầm cỏ linh lăng, mầm đậu gà, và cả mầm hạt lanh hoặc hạt chia nếu có thể vì chúng cung cấp số lượng lớn các axit amin quan trọng, thúc đẩy tiêu hóa và đáp ứng nhu cầu protein nhanh chóng. Quá trình nảy mầm cũng làm giảm chất kháng dinh dưỡng, đồng thời tăng chất chống oxy hóa, cho phép cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Thịt đỏ 

6 thực phẩm giàu protein thiết yếu để phục hồi sức khỏe - Ảnh 2.

Thịt đỏ từ những động vật ăn cỏ trồng hữu cơ và được nuôi dưỡng mà không sử dụng hóa chất hoặc hormone có nhiều axit amin và nhiều yếu tố chữa bệnh đường ruột. Tất cả những đặc tính này đều có lợi cho việc hồi phục sau khi nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, thịt đỏ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, hãy luôn ăn kèm thịt đỏ với nhiều rau xanh để tránh những tác động xấu tiềm tàng đến cơ thể.

Các loại đậu, hạt

6 thực phẩm giàu protein thiết yếu để phục hồi sức khỏe - Ảnh 3.

Các loại đậu đều giàu protein, sắt, kẽm, vitamin, selen và các axit amin quan trọng như lysine, giúp hấp thụ canxi, dễ tiêu hóa và đặc biệt có lợi cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch. Bạn có thể dễ dàng kết hợp đậu vào các món ăn thường ngày hoặc ăn riêng như bữa ăn nhẹ. Chỉ cần ăn một bát đậu lăng, đậu gà,... trong mỗi bữa, tốc độ hồi phục của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Để có được nhiều axit amin, hãy trộn và kết hợp các loại đậu với nhau.

6 thực phẩm giàu protein thiết yếu để phục hồi sức khỏe - Ảnh 4.

Cá vừa là nguồn cung cấp không chỉ protein mà còn dồi dào các axit béo omega-3 chất lượng cao cũng như vitamin D B2 (riboflavin), canxi, phốt pho, các khoáng chất như sắt, kẽm, iốt, magiê và kali dễ tiêu hóa và cũng chống viêm. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các loại đậu và đậu lăng, trường hợp này họ có thể cân nhắc tăng khẩu phần cá như một phương pháp thay thế hiệu quả mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng.

Thực phẩm Probiotic (như thực phẩm lên men)

6 thực phẩm giàu protein thiết yếu để phục hồi sức khỏe - Ảnh 5.

Axit amin L-glutamine, có trong thực phẩm lên men, là một loại glutamine hỗ trợ chữa lành niêm mạc cũng như kiểm soát lượng đường trong máu. Axit amin này hỗ trợ tái tạo niêm mạc ruột sau khi tiếp xúc với liều lượng cao của steroid hoặc vắc-xin. Thực phẩm probiotic có thể giúp bạn hấp thụ protein tốt hơn, đồng thời giúp vi khuẩn đường ruột cộng sinh hoạt động tốt hơn, từ đó cung cấp các lợi ích dinh dưỡng. Bạn cũng nên bổ sung các nguồn vitamin hoặc chất xơ tốt khác từ bắp cải, rau lá xanh, cá hồi, thịt gia cầm và đậu lăng để tạo điều kiện tốt nhất cho việc hấp thụ prebiotic.

Trứng 

6 thực phẩm giàu protein thiết yếu để phục hồi sức khỏe - Ảnh 6.

Trứng có nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp bệnh nhân COVID-19 tích cực phục hồi sau những tổn thương do oxy hóa. Hàm lượng vitamin D cao trong trứng cũng rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chúng hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, cần thiết cho việc phục hồi chức năng tuyến thượng thận và cân bằng hormone.

Ngoài các vitamin cốt lõi quan trọng như selen (22%), vitamin A, B và K, mỗi quả trứng còn chưa một lượng lớn protein. Chúng cũng bao gồm riboflavin, một thành phần thiết yếu cho sự phát triển cốt lõi. Hai quả trứng mỗi ngày có thể hỗ trợ đáng kể cho việc chống lại sự tấn công của virus và “tái xây dựng” sức khỏe toàn diện.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 loại thực phẩm giúp xóa mờ vết rạn da hiệu quả.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm