Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 thói quen lành mạnh giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Trao đổi chất là quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng để cơ thể có thể hoạt động hiệu quả nhất. Một số thói quen lành mạnh sau đây có thể giúp bạn cải thiện quá trình này một cách tự nhiên.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Quá trình trao đổi chất đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và năng lượng của bạn. Ở người trao đổi chất kém, cơ thể có xu hướng tích trữ mỡ thừa và dễ tăng cân, đồng thời dễ gây rụng tóc, da khô, mệt mỏi... Trái lại, người có tốc độ trao đổi chất nhanh sẽ tiêu thụ calorie hiệu quả, dễ giảm cân hơn.

Quá trình chuyển hóa năng lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ gene di truyền, chế độ dinh dưỡng đến lối sống. Để góp phần tăng cường trao đổi chất một cách tự nhiên, bạn hãy thử xây dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh sau:

Rèn luyện cơ bắp

Những người có nhiều cơ bắp có tốc độ trao đổi chất cao hơn người bình thường, ngay cả khi nghỉ ngơi và không tập thể dục. Theo nghiên cứu, cơ thể tăng khối lượng cơ bắp thêm 1,8kg sẽ đốt cháy thêm 90 calorie mỗi ngày.

Để làm được điều này, bạn cần chăm rèn luyện cơ bắp với các bài tập như tập tạ, tập thể hình, mục tiêu là 3 buổi/tuần. Sau mỗi buổi tập, cơ bắp được kích hoạt trên khắp cơ thể của bạn, tốc độ trao đổi chất trung bình hàng ngày của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện các bài tập giúp tăng nhịp tim (như cardio, đi bộ, đạp xe, aerobics). Điều này có thể thực hiện bằng những thói quen nhỏ như tản bộ sau khi ăn, đi bộ trong giờ giải lao.

Ăn nhiều chất xơ

Tăng cường ăn chất xơ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Tăng cường ăn chất xơ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Chất xơ giúp làm chậm lại quá trình tiêu hóa và giảm lượng glucose được cơ thể hấp thu. Vì thế, khi bạn chăm ăn rau củ quả, cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để phân giải chất xơ. Ngoài ra, chất xơ còn là thức ăn cho lợi khuẩn đường tiêu hóa, góp phần cải thiện quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Hạn chế sử dụng đường

Insulin là hormone có nhiệm vụ chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo ra năng lượng. Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều đường có thể gây ra tình trạng kháng insulin, khiến đường huyết tăng cao. Từ đó, đường gây hại cho quá trình trao đổi chất, có thể làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa như đái tháo đường type 2, thừa cân, béo phì.

Bạn cần cắt giảm lượng đường bằng cách hạn chế thức ăn, đồ uống như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt đóng gói sẵn.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả

Uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả.

Khi cơ thể thiếu nước, quá trình trao đổi chất cũng bị chậm lại. Để cải thiện tốc độ chuyển hóa của cơ thể, bạn nên hãy uống một ly nước trước mỗi bữa ăn và bữa ăn nhẹ. Uống đủ nước, đặc biệt là nước điện giải cũng giúp đề phòng hiện tượng mất nước khi tập thể dục.

Phơi nắng thường xuyên

Thói quen phơi nắng sớm, đồng thời hạn chế tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho quá trình trao đổi chất của bạn. Ánh sáng mặt trời là tín hiệu đánh thức não bộ và các hormone trong cơ thể hoạt động đều đặn. Vì thế, nếu bạn thường dậy sớm, hãy bước ra ngoài trời tận hưởng ánh nắng trong vài phút.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nói chung và quá trình trao đổi chất nước riêng. Chỉ một đêm thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu quả của hormone insulin, khiến các hormone stress cũng như đường huyết tăng cao. Người trưởng thành nên cố gắng đáp ứng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cải thiện tốc độ trao đổi chất một cách lành mạnh.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 11 lời khuyên dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Quỳnh Trang (Theo Real Simple) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm