Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 biện pháp cải thiện hệ miễn dịch trong thời tiết nồm ẩm

Những ngày thời tiết nồm ẩm, ô nhiễm tăng cao cũng tạo điều kiện cho nhiều bệnh lây nhiễm gia tăng. Người dân cần thực hiện các biện pháp cải thiện hệ miễn dịch để phòng bệnh chủ động.

Thời tiết nồm ẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thời tiết nồm ẩm tại miền Bắc được dự báo kéo dài đến 14/4, không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Độ ẩm không khí cao khiến nấm mốc và các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Như tại Hà Nội, tuần qua ngành y tế ghi nhận thêm 185 ca mắc thủy đậu. Các ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng ghi nhận lẻ tẻ vài ca.

Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày nồm, ẩm, các chuyên gia y tế khuyến cáo, các gia đình nên giữ môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, bằng việc sử dụng máy hút ẩm, hoặc điều hòa không khí. Trong thời gian này, người dân cần chủ động hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh bằng cách: Rửa tay thường xuyên; Vệ sinh, sát khuẩn nơi ở đều đặn; Đeo khẩu trang đạt chuẩn khi tới nơi công cộng.

Ngoài ra, để chống chọi tốt hơn với mầm bệnh trong thời tiết nồm ẩm, bạn có thể chủ động nâng cao hệ miễn dịch bằng 6 biện pháp sau:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Trái cây tươi chứa nhiều vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Trái cây tươi chứa nhiều vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh được xây dựng trên nền móng của một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Bạn nên ăn nhiều rau củ quả đa dạng màu sắc, ngũ cốc và thịt nạc (giàu protein) để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Trái lại, đồ chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều đường tinh chế và chất béo bão hòa lại làm trầm trọng thêm phản ứng viêm trong cơ thể. Để bảo vệ hệ miễn dịch, bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.

Tập thể dục đều đặn

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có hiệu quả tích cực với sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ hệ miễn dịch khỏi quá trình lão hóa sớm. Tuy nhiên, vận động quá sức hay lười vận động đều có thể làm hệ miễn dịch suy yếu. Bạn nên lựa chọn hình thức tập thể dục ở cường độ trung bình, phù hợp với sức khỏe.

Trong thời tiết nồm ẩm, các chuyên gia khuyến cáo nên tập thể dục trong nhà, bổ sung nước trong quá trình luyện tập. Nếu tập ngoài trời, nên chọn thời điểm sương đã tan, tập ở chỗ thoáng khí, sàn khô, ít trơn trượt.

Ngủ đủ giấc

Khi bạn ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra những hormone cần thiết cho hệ miễn dịch phát triển. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài không chỉ làm tăng hiện tượng viêm mà còn làm hệ miễn dịch yếu đi, không thể phản ứng tốt với mầm bệnh. Người trưởng thành nên cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để duy trì sức đề kháng trong thời tiết nồm ẩm.

Hạn chế uống rượu bia quá độ

Hạn chế uống rượu bia để bảo vệ hệ miễn dịch

Hạn chế uống rượu bia để bảo vệ hệ miễn dịch.

Tình trạng nghiện rượu, đồ uống có cồn có thể phá hủy niêm mạc dạ dày và làm giảm số lượng tế bào miễn dịch. Hậu quả là cơ thể bạn không thể chống chọi với các vi khuẩn nguy hiểm. Rượu cũng là nguyên nhân làm tăng nặng nhiều bệnh lý mạn tính khác.

Tránh xa khói thuốc

Khói thuốc lá không chỉ cho phép mầm bệnh tấn công vào cơ thể và phổi, mà còn làm suy yếu hoạt động của hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch cầu. Vì vậy, cai thuốc lá càng sớm càng tốt cho sức đề kháng nói riêng và sức khỏe của bạn nói chung.

Giữ cân nặng khỏe mạnh

Người bị thừa cân, béo phì thường có hệ miễn dịch kém hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do số lượng tế bào miễn dịch suy giảm và hoạt động không hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu giảm cân quá nhanh bằng biện pháp ăn kiêng kham khổ, cơ thể cũng gặp phải stress, hệ miễn dịch thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy yếu. Vì vậy, bạn nên giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh, cung cấp đủ chất cho cơ thể để duy trì sức đề kháng lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời tiết nồm ẩm, nóng lạnh đột ngột chú ý bổ sung các chất quan trọng giúp hệ miễn dịch khoẻ mạnh.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm