Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm giúp bạn no lâu mà không làm tăng đường huyết

Duy trì lượng đường trong máu ổn định có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt với người bệnh đái tháo đường type 2. Gợi ý bạn nhiều loại thực phẩm giúp bạn no lâu mà không ảnh hưởng đáng kể đến đường huyết.

Rau củ không chứa tinh bột

Tinh bột là một loại carbohydrate phức tạp mà cơ thể bạn phân hủy thành glucose. Thực tế, các loại rau củ cũng được chia thành 2 loại là rau củ có chứa tinh bột và rau củ không chứa tinh bột. Các loại rau củ không chứa tinh bột thực ra vẫn có tinh bột nhưng chỉ là một lượng thấp và thường có nhiều chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu. Vì vậy, thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cảm giác no và hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu.

Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ không chứa tinh bột cũng có chỉ số đường huyết thấp. Bạn nên thử kết hợp các loại rau củ không chứa tinh bột (như các loại rau lá xanh, bông cải xanh, bắp cải, xà lách, bí, cà chua, ớt, cà rốt...) vào các món ăn có lượng carbohydrate cao (như cơm, mì ống) để hỗ trợ ổn định đường huyết sau bữa ăn.

Các loại đậu

Đậu có lượng carbohydrate khá cao nhưng giàu protein và chất xơ, cả hai đều giúp ngăn lượng đường trong máu tăng đột ngột sau ăn, điều hoà đường huyết và thúc đẩy cảm giác no.

Các loại đậu cũng chứa nhiều magne là một khoáng chất quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Thực tế, lượng magne trong máu cao hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với những người có lượng magne hấp hơn.

Sữa Chua Hy Lạp không đường

Sữa chua Hy Lạp nguyên chất có lượng protein gấp đôi sữa chua thông thường

Sữa chua Hy Lạp nguyên chất có lượng protein gấp đôi sữa chua thông thường.

Sữa chua Hy Lạp có lượng protein hơn nhiều so với sữa chua thông thường. Do lượng protein cao, sữa chua Hy Lạp không đường là thực phẩm lành mạnh để kiểm soát lượng đường trong máu. Loại sữa chua này còn cung cấp men vi sinh (probiotic) giúp thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh vi khuẩn đường ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng độ nhạy insulin.

Bạn nên chọn loại sữa chua Hy Lạp không đường giúp cung cấp lợi khuẩn và protein, kết hợp ăn trong bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày giúp bạn no lâu, bạn cũng có thể thử ăn sữa chua với các loại quả mọng và hạt.

Các loại hạt

Các loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, như protein, chất xơ và khoáng chất từ ​​thực vật như magne và kẽm. Do lượng protein và chất xơ cao nên hầu hết các loại hạt đều có đường huyết thấp.

Ở người mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường, tạo thói quen ăn các loại hạt đặc biệt là ăn 30 phút trước các bữa ăn chính giúp giảm đáng kể chỉ số đường huyết HbA1c, lượng đường trong máu và cải thiện mức insulin sau bữa ăn. Các loại hạt gồm hạnh nhân, hồ đào, hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạt dẻ, quả phỉ, hạt óc chó...

Thực phẩm giàu protein

Cá, thịt gà và trứng đều có chỉ số đường huyết thấp, khi ăn với lượng bình thường sẽ có ảnh hưởng không đáng kể đến lượng đường trong máu. Kết hợp các thực phẩm chứa nhiều protein (như hải sản, thịt gia cầm) với thực phẩm chứa carbohydrate trong bữa ăn giúp giảm tác động của thực phẩm lên đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa, cải thiện độ nhạy insulin và tăng cường hấp thu glucose hoặc đường trong máu vào các tế bào.

Ngoài ra, bạn nên giảm lượng carbohydrate, tăng lượng protein và chất béo lành mạnh để giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết ở những người mắc đái tháo đường type 2.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo giảm cân: 15 loại thực phẩm giúp bạn no lâu.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm