Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 lỗi dễ mắc phải sau ăn gây hại cho hệ tiêu hoá

Chúng ta thường tìm kiếm những thực phẩm tốt cho sức khoẻ để ăn nhưng cũng cần lưu ý rằng, những thói quen sau bữa ăn cũng tác động không nhỏ đến sức khoẻ tổng thể nói chung và hệ tiêu hoá nói riêng.

Những thói quen nên tránh sau bữa ăn để bảo vệ sức khỏe.

Không uống nước sau bữa ăn

Nhiều người thường bỏ qua việc uống nước sau ăn. Mặc dù bạn nên hạn chế uống nước trong bữa ăn để tránh làm loãng các enzym tiêu hoá, nhưng việc uống nước sau ăn lại có vai trò quan trọng.

Nước hỗ trợ tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và ngăn ngừa táo bón. Bạn nên tạo thói quen uống nước sau bữa ăn khoảng 30 phút để hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt.

Ngủ ngay sau ăn

Sau khi ăn xong, năng lượng trong cơ thể được đổ dồn xuống hệ tiêu hóa, đồng nghĩa một lượng lớn máu được đẩy xuống dạ dày giúp co bóp và tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn tới lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác sẽ bị giảm đi, gây nên hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn xong.

Tuy nhiên, ngủ ngay sau khi ăn có thể dẫn đến chứng khó tiêu và ợ chua. Bạn nên đợi ít nhất 30 phút sau ăn rồi mới nằm, giúp thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non một cách dễ dàng hơn, bạn cũng có giấc ngủ ngăn sau ăn dễ chịu hơn.

Ăn trái cây ngay sau bữa ăn

Trái cây tốt cho sức khoẻ nhưng nếu ăn ngay sau bữa ăn có thể cản trở quá trình tiêu hóa do trái cây có thời gian tiêu hóa nhanh. Trái cây đi qua dạ dày nhanh hơn các loại thực phẩm khác và lên men khi kết hợp với những thực phẩm tiêu hóa chậm hơn. Để hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu, bạn nên đợi ít nhất một giờ sau khi ăn xong rồi mới ăn trái cây.

Hoạt động thể chất mạnh

Mặc dù tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe nhưng việc tham gia các hoạt động thể chất mạnh ngay sau bữa ăn là không nên. Những hoạt động mạnh hoặc tập luyện cường độ cao khiến chuyển hướng lượng máu ra khỏi hệ tiêu hóa, có khả năng dẫn đến khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày. Nếu bạn muốn duy trì vận động sau bữa ăn, bạn chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng để hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Uống quá nhiều caffeine

Tránh uống nhiều cà phê sau khi ăn

Tránh uống nhiều cà phê sau khi ăn.

Nhiều người có thói quen uống cà phê hoặc trà sau khi ăn xong, nhưng lượng caffeine quá mức có thể cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, đặc biệt là khả năng hấp thu sắt và calci của cơ thể.

Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên hạn chế đồ uống chứa nhiều caffeine ngay sau bữa ăn, có thể thay bằng các loại trà thảo mộc ít caffeine hơn.

Hút thuốc ngay sau ăn

Hút thuốc gây hại cho sức khoẻ tổng thể, trong đó có hệ tiêu hoá. Nicotine là thành phần chính của khói thuốc lá làm giãn cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến trào ngược acid và ợ nóng. Do đó, người hút thuốc cần đợi ít nhất một giờ sau khi ăn để hạn chế tác động này lên hệ tiêu hoá.

Không vệ sinh răng miệng

Miệng luôn được xem là “cổng vào” của cơ thể, kết nối trực tiếp với đường tiêu hóa và hô hấp. Việc không vệ sinh răng miệng sau bữa ăn có thể góp phần vào sự phát triển của vi khuẩn, gây sâu răng và hình thành mảng bám và để những vi khuẩn có hại ảnh hưởng trực tiếp lên đường tiêu hóa gây những bất lợi cho tuyến này. Vì vậy, bạn nên giữ thói quen vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Xem nhẹ thực hành ăn uống chánh niệm

Trong cuộc sống bận rộn, nhiều người ăn uống vội vàng mà không thực sự chú tâm mình đang ăn gì và ăn bao nhiêu, họ dễ ăn quá nhiều và dễ bị khó chịu ở hệ tiêu hóa.

Bạn nên cố gắng dành thời gian cho bữa ăn, tập ăn uống trong chánh niệm bằng cách ăn chậm rãi từng, nhai kỹ và nhận biết các tín hiệu đói - no của cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cẩn thận với 6 loại thực phẩm có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm