Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 thói quen xấu có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ

Dưới đây là một số thói quen xấu gây hại sức khỏe răng miệng mà cha mẹ nên chú ý để uốn nắn từ sớm tránh ảnh hưởng đến răng của trẻ sau này.

5 thói quen xấu có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻCha mẹ nên chú ý để loại bỏ các thói quen xấu có gây hại răng của trẻ.

Xây dựng và duy trì thói quen giữ vệ sinh răng miệng của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Giống như việc dạy trẻ ăn uống lành mạnh và tắm rửa hàng ngày, cha mẹ cũng phải dạy trẻ đánh răng, dùng chỉ nha khoa và cạo lưỡi hai lần mỗi ngày để tránh các vấn đề về răng miệng.

Cùng với đó, cha mẹ cũng phải để ý những thói quen không tốt mà con bạn có thể mắc phải trong trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của con. Dưới đây là 5 thói quen thường ngày của trẻ ảnh hưởng xấu đến răng mà cha mẹ nên để ý:

Mút ngón tay cái

Thói quen này có thể ảnh hưởng cấu trúc xương hàm và răng của trẻ.

Trẻ sơ sinh có thói quen mút ngón tay cái từ khi còn trong bụng mẹ. Thói quen này chủ yếu là vô thức và thường giúp xoa dịu trẻ. Tuy nhiên, nếu tiếp tục thói quen này có thể ảnh hưởng cấu trúc xương hàm và răng của trẻ. Khi trẻ mút ngón tay, lưỡi sẽ đẩy răng mỗi khi trẻ nuốt. Răng cửa của trẻ có thể bị chìa ra và tạo ra dị tật ở miệng và răng. Cha mẹ hãy chú ý để sửa thói quen này để không ảnh hưởng đến răng miệng sau này của con.

Bú bình sữa đi ngủ

Bú bình khi đi ngủ ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ.

Để xoa dịu con quấy khóc, nhiều bậc cha mẹ đưa bình sữa cho con bú khi đi ngủ mà không nhận ra rằng thói quen này khá hại cho răng miệng của trẻ. Bú sữa đêm có thể dẫn đến sâu răng, đau và nhiễm trùng miệng. Nó cũng có thể là một lý do gây sâu răng sớm ở trẻ em. Để ngăn ngừa, hãy cho chúng ăn trước, lau miệng và cho chúng uống một ngụm nước.

Cắn móng tay

Một số trẻ có thói quen xấu là cắn móng tay. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ sứt, mẻ và mòn răng. Thói quen cắn móng tay cũng có thể làm tổn thương lợi nướu do bị móng tay cào xước.

Thói quen cắn móng tay khiên trẻ có nguy cơ sứt, mẻ và mòn răng.

Trong trường hợp niềng răng, nguy cơ mất răng còn cao hơn. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ móng tay cũng có thể lây lan trong miệng rồi đến bụng dẫn đến bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột do virus).

Nghiến răng

Trẻ thường xuyên nghiến răng có thể do nhiều nguyên nhân.

Thói quen này phổ biến ở những đứa trẻ có cha mẹ hay nghiến răng vào ban ngày hoặc ban đêm. Nguyên nhân chính của thói quen nghiến răng có thể là do yếu tố di truyền, lo âu, mọc răng, sai lệch khớp cắn, nhiễm giun kim, bị dị ứng hoặc phản ứng thuốc,...

Nghiến răng có thể dẫn đến tăng độ nhạy cảm và thậm chí là mất răng. Đây là một vấn đề phức tạp ở trẻ em, cha mẹ có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Đánh răng quá mạnh

Đánh răng quá mạnh có thể làm hỏng men răng.

Đánh răng là bước đầu tiên và thiết yếu của thói quen giữ vệ sinh răng miệng. Đánh răng nhẹ bằng tay trong 2 phút sẽ loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn. Tuy nhiên chải răng quá kỹ hoặc quá mạnh có thể làm hỏng men răng và làm tăng ê buốt răng. Thói quen này cũng có thể khiến mô nướu bị co lại

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ.

Nguyễn An - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

Xem thêm