Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 hiện tượng thường gặp khi trẻ bắt đầu mọc răng

Thời điểm trẻ mọc răng sức khỏe của bé sẽ có nhiều thay đổi, con cảm thấy khó chịu và hay quấy hơn. Các bậc phụ huynh nên quan sát các hiện tượng để chăm sóc bé thật kĩ trong giai đoạn này.

5 hiện tượng thường gặp khi trẻ bắt đầu mọc răng Khi mọc răng cơ thể bé có nhiều sự thay đổi.

Trẻ mọc răng là một trong những dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé. Khi bắt đầu mọc răng, các em bé có rất nhiều biểu hiện khác lạ, con cảm thấy khó chịu và hay quấy hơn. Vì thế, cha mẹ hãy theo dõi các hiện tượng dưới đây để chăm sóc bé tốt trong giai đoạn này.

Trẻ bị tiêu chảy

Phần lớn cha mẹ đều thấy trẻ bị tiêu chảy khi mọc răng. Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy là do nước bọt tiết ra nhiều, khiến trẻ nuốt nhiều, điều này làm xáo trộn sự cân bằng của dạ dày, gây tiêu chảy ở trẻ.

Tuy nhiên, đây là phản ứng thường gặp khi trẻ mọc răng, mẹ cần theo dõi phân của bé. Nếu trẻ đi ngoài ra phân quá nhiều nước, tình trạng mất nước nghiêm trọng mẹ nên đưa trẻ tới bác sỹ để được xử lý kịp thời.

Sốt nhẹ

Khi trẻ mọc răng, chúng ta thường thấy con có hiện tượng sốt nhẹ. Đây là biểu hiện của đa số các em bé trong giai đoạn hình thành răng. Nguyên nhân là do trong thời gian mọc răng cơ thể của bé rất dễ bị vius, vi khuẩn tấn công khiến trẻ bị sốt nhẹ.

Trẻ thường sốt nhẹ khi mọc răng.

Với tình trạng sốt nhẹ, cha mẹ chỉ cần theo dõi và chăm sóc bé tại nhà là con sẽ ổn. Nếu như con sốt cao liên tục, cơ thể tím tái và có thể bị co giật thì bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn cũng là hiện tượng thường gặp khi mọc răng. Nguyên nhân là do răng mọc gây đau nhức nướu của em bé.  Mẹ có thể dỗ dành để con uống sữa và nước nhiều hơn. Cố gắng cho trẻ uống sữa ấm trong bình. Em bé có thể nhai núm vú của bình sữa và sữa ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau ở nướu của trẻ.

Trẻ hay nôn trớ

Trong giai đoạn mọc răng, nướu răng sẽ bị ngứa, khó chịu khiến trẻ luôn muốn đưa đồ vật vào miệng ngậm và nhai. Bé thường liên tục đưa ngón tay vào miệng, tình trạng trào ngược sữa, nôn trớ sẽ tăng lên. Mẹ nên giữ cho bé bình tĩnh trong 30 phút sau mỗi lần bú. Sau thời gian này, tình trạng nôn trớ sẽ giảm đi nhiều do thức ăn đã bắt đầu được tiêu hóa.

Các bé trong thời gian này cũng hay chảy dãi bởi vì em bé còn nhỏ nên khả năng nuốt, kiểm soát nước bọt chưa tốt. Ngoài ra, trong giai đoạn răng mọc dây thần kinh số 5 bị kích thích. Điều này khiến cho em bé chảy dãi nhiều hơn bình thường. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy dùng khăn, yếm quàng trước cổ cho con và lau dãi cho bé bằng khăn mềm sạch.

Trẻ thường xuyên quấy khóc

Những khó chịu trong quá trình mọc răng khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.

Em bé có thể cảm thấy đau nhức lợi và hơi khó chịu, bứt rứt khi mọc răng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ và cha mẹ. Trong thời gian trẻ mọc răng, em bé sẽ quấy khóc nhiều hơn khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Ngoài ra, khi mọc răng trẻ cũng thường xuyên quấy khóc vào ban đêm. Cha mẹ có thể chơi với con, vỗ về để bé vơi đi cảm giác nhức, khó chịu kia.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ.

Nguyễn An - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

Xem thêm