Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở nam giới lớn tuổi

Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tuổi thọ trung bình của nam giới, các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và một số lời khuyên giúp bạn sống lâu hơn.

Trong 3 năm gần đây từ năm 2019 - 2021, tuổi thọ trung bình của nam giới có xu hướng giảm và phần lớn chuyên gia cho rằng sự suy giảm tuổi thọ này là do đại dịch COVID 19. Theo thống kê ở Mỹ, virus đã trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 ở nam giới Hoa Kỳ. Vào năm 2022, 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong là bệnh tim mạch, ung thư và thương tích không chủ ý, đặc biệt là do vô tình dùng thuốc quá liều. 

Tuổi thọ trung bình của nam giới

Do những tiến bộ y tế, điều kiện sống và vệ sinh được cải thiện, tuổi thọ đã tăng lên đáng kể kể từ trước đến nay. Tuy nhiên, đã có một vài trường hợp ngoại lệ trong những năm qua. Với sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, tuổi thọ trung bình đã giảm mạnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, số ca tử vong do COVID-19 chiếm gần 74% mức giảm tuổi thọ từ năm 2019 - năm 2020 và 50% mức giảm từ năm 2020 - năm 2021. Các yếu tố như không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng COVID-19, nghèo đói và mất an ninh lương thực đều góp phần gây ra những chênh lệch này.

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới

Bệnh tim mạch luôn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam giới và nữ giới. Theo thống kê vào năm 2019, cứ 4 nam giới tử vong thì có một người tử vong do bệnh tim mạch. Và khoảng 1/4 tổng số ca tử vong liên quan đến bệnh tim xảy ra ở nam giới từ 33 - 65 tuổi

Đọc thêm bài viết: Thực hư nam giới uống rượu ngâm bổ cho “chuyện ấy”?

  1. Bệnh tim mạch

Theo báo cáo của trung tâm thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh tim mạch (còn được gọi là bệnh động mạch vành) vào năm 2021, tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn gấp 3 lần so với nữ giới. Bệnh mạch vành là do sự tích tụ của các mảng mỡ dẫn đến sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn của một hoặc nhiều động mạch vành.

Biến chứng chính của bệnh mạch vành là cơn đau tim - tình trạng thường ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi khoảng 65. Các biến chứng khác bao gồm rối loạn nhịp tim và suy tim. Để giảm rủi ro về bệnh mạch vành, bạn nên:

  • Bỏ thuốc lá: Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Ăn thực phẩm tốt cho tim: Chọn thực phẩm lành mạnh chẳng hạn như trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và những thực phẩm khác có nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa và ít chất béo dạng trans.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần và 5 lần trong một tuần.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn bị thừa cân, bạn nên nhận sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng để đạt được mục tiêu về cân nặng một cách an toàn.
  • Theo dõi nồng độ cholesterol: Duy trì nồng độ cholesterol trong phạm vi bình thường sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị đau tim
  1. Bệnh ung thư

Mặc dù tỷ lệ ung thư ở nam giới giảm nhiều hơn so với nữ giới (30% so với 25%), nhưng số ca tử vong thực tế ở nam giới cao hơn 19%, nguyên nhân chủ yếu là do ung thư phổi, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và ung thư đại tràng. Có một yếu tố bạn có thể điều chỉnh để giảm rủi ro mắc ung thư:

  • Không hút thuốc: Điều này bao gồm tránh hút thuốc lá thụ động.
  • Ăn một chế độ ăn lành mạnh: Điều này bao gồm ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ và cá, đồng thời cắt giảm chất béo bão hòa và thịt đỏ.
  • Tránh ô nhiễm không khí: Điều này bao gồm việc tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc và ở nhà.
  • Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc: Bạn nên nhận sự tư vấn của các bác sĩ về các khuyến nghị sàng lọc ung thư đại trực tràng và tuyến tiền liệt hoặc bất kỳ loại ung thư nào.
  • Hạn chế uống rượu: Nam giới không nên sử dụng quá 2 đơn vị cồn một ngày bởi tiêu thụ nhiều có liên quan đến ung thư đại tràng và phổi.
  • Thoa kem chống nắng: Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào trên da, bạn nên đi khám với bác sĩ da liễu để kiểm tra.
  1. Nguyên nhân tử vong ngoài ý muốn

Trong khi bệnh tim mạch, ung thư và độ quỵ phần lớn liên quan đến quá trình lão hóa thì tình trạng tử vong không chủ ý phổ biến hơn ở người cao tuổi dưới 65 và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người dưới 45 tuổi.

Những nguyên nhân tử vong không chủ ý bao gồm: ngã, chết đuối, tai nạn, ngộ độc, hỏa hoạn… Ở các nước phương Tây, nam giới có nguy cơ tử vong do tai nạn xe cơ giới, dùng thuốc quá liều, bị giết hoặc tự tử cao gấp 4 lần so với phụ nữ. Dưới đây là những thói quen giúp giảm nguy cơ tử vong ngoài ý muốn:

  • Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện sức mạnh, sự cân bằng và khả năng phối hợp, từ đó làm giảm nguy cơ té ngã.
  • Chỉ uống có chừng mực: Sử dụng rượu, bia góp phần gây ra khoảng 40% số ca tử vong do tai nạn giao thông. Nguyên nhân này cũng có thể dẫn đến nguy cơ ngã và nguy cơ gây hỏa hoạn.
  • Kiểm tra mắt định kỳ: Kiểm tra mắt mỗi năm một lần để giảm nguy cơ té ngã và tai nạn xe cộ.
  • Cải thiện ánh sáng trong nhà: Ánh sáng tốt cho phép mắt điều hướng dễ dàng và giảm nguy cơ té ngã.
  • Lắp thiết bị báo khói: Giảm nguy cơ tử vong do hỏa hoạn tại khu dân cư bằng cách lắp thiết bị báo khói, kiểm tra thiết bị báo khói mỗi tháng một lần và tắt pin của thiết bị khi cần.
  • Xem xét các loại thuốc sử dụng: Đảm bảo rằng bạn hiểu những loại thuốc nào có thể và không thể trộn lẫn với thuốc. Bạn không nên trộn bất kỳ loại thuốc nào với nhau trừ khi các bác sĩ điều trị yêu cầu bạn làm như vậy.

Đọc thêm bài viết: 12 siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới

  1. Covid

Tỷ lệ tử vong cao nhất xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên, với tỷ lệ tử vong cao nhất ở người lớn từ 85 tuổi trở lên. Tỷ lệ nam giới tử vong cao hơn 50% so với nữ giới - một hiện tượng không chỉ xảy ra ở một quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Hầu hết các trường hợp tử vong là do sốc nhiễm trùng (một phản ứng đe dọa đến tính mạng do nhiễm trùng nặng) và suy đa tạng. Với người lớn tuổi có những điều họ nên làm để tránh nhiễm COVID 19:

  • Luôn tiêm đủ vaccine COVID: Điều này không chỉ bao gồm việc tiêm các mũi vaccine chính mà còn bao gồm cả các mũi tăng cường.
  • Cải thiện hệ thống thông gió: Tăng luồng không khí trong nhà bằng cách mở cửa sổ và sử dụng quạt, quạt thông gió và máy điều hòa không khí. Bạn cũng có thể sử dụng máy lọc không khí nếu có.
  • Di chuyển các hoạt động trong nhà ra ngoài trời: Điều này đặc biệt đúng nếu số ca nhập viện do COVID đang gia tăng trong khu vực của bạn.
  • Tránh những người bị bệnh: Điều này không chỉ bao gồm những người đã được chẩn đoán mắc COVID-19 mà còn bất kỳ ai có triệu chứng của COVID.
  • Đeo khẩu trang: Nếu bạn có nguy cơ mắc COVID nghiêm trọng, đừng ngại đeo khẩu trang nếu bạn đang ở trong một không gian hoặc sự kiện đông người.
  • Đi xét nghiệm nếu bạn có các triệu chứng COVID: Chọn xét nghiệm PCR tại cơ sở chăm sóc sức khỏe để phát hiện virus tốt hơn xét nghiệm kháng nguyên.
  1. Đột quỵ

Nhìn chung, đột quỵ và tử vong do đột quỵ có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ đột quỵ cao hơn ở nam giới trong độ tuổi trung niên và chỉ bắt đầu cân bằng khi nam giới và nữ giới ở độ tuổi 80.

Đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn. Tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu có thể gây ra đột quỵ. Huyết áp cao làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ. Cholesterol cao và bệnh đái tháo đường cũng góp phần làm tăng nguy cơ. Để giảm nguy cơ đột quỵ, bạn nên:

  • Kiểm tra huyết áp của bạn: Điều trị huyết áp cao làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
  • Uống bia rượu có chừng mực: Một số nghiên cứu cho thấy một chút rượu vang đỏ hoặc rượu có thể bảo vệ chống đột quỵ, nhưng lạm dụng các đồ uống có cồn chắc chắn rất nguy hiểm.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc gây ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch, có thể phá vỡ và gây tắc nghẽn lưu lượng máu đến não.
  • Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Thực hiện theo kế hoạch điều trị để quản lý lượng đường trong máu.
  • Giảm lượng muối: Điều này sẽ giúp giảm tình trạng tăng huyết áp.
  • Tập thể dục thường xuyên: Điều này sẽ giúp bạn giảm cân không mong muốn và kiểm soát huyết áp để ngăn ngừa đột quỵ.
  1. Bệnh đường hô hấp dưới mạn tinh

Mặc dù về mặt kỹ thuật, cái chết không chủ ý là nguyên nhân gây tử vong phổ biến hơn ở nam giới, nhưng lại là nguyên nhân ít phổ biến hơn ở nam giới từ 65 tuổi trở lên. Đối với nhóm tuổi này, bệnh đường hô hấp dưới mạn tính là nguyên nhân phổ biến hơn.

Bệnh đường hô hấp dưới mạn tính liên quan đến bốn bệnh chính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và hen suyễn. Để giảm nguy cơ mắc bệnh COPD và các bệnh đường hô hấp dưới mạn tính khác, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đưa ra các khuyến nghị:

  • Không bắt đầu hút thuốc trong mọi trường hợp: Hút thuốc chiếm tới 8/10 ca tử vong liên quan đến COPD.
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá: Có thể mất vài lần thử bỏ thuốc lá, nhưng luôn có sẵn các phương tiện hỗ trợ cai thuốc lá có thể giúp bạn.
  • Tránh xa khói thuốc thụ động: Cứ 4 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì có một người chưa bao giờ hút thuốc lá. Bạn có thể giảm mức độ rủi ro bằng cách tránh khói thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả tẩu thuốc hoặc xì gà.

Thói quen sống lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn bổ dưỡng, tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết để nam giới giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhiễm trùng, ung thư và đột quỵ. Do nguy cơ tử vong do tai nạn tăng lên nên nam giới chỉ nên uống bia rượu theo khuyến nghị và tránh những hành vi mạo hiểm có thể gây ra tai nạn thương tích.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Verywellhealth
Bình luận
Tin mới
Xem thêm