Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại thực phẩm giúp kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính

Một nghiên cứu mới đây đã được thực hiện để xem xét các loại thực phẩm và tác động của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường. Kết quả cho thấy những người áp dụng chế độ ăn uống bền vững với môi trường có nguy cơ tử vong thấp hơn 25% trong thời gian theo dõi 30 năm so với những người theo chế độ ăn uống kém bền vững.

5 loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người và môi trường

Từ nghiên cứu đã được báo cáo, 5 loại thực phẩm có tác động tích cực đến sức khỏe con người và có thể làm tăng tuổi thọ bao gồm:

  • Các loại ngũ cốc
  • Hoa quả
  • Rau xanh không chứa tinh bột (chẳng hạn như súp lơ, nấm, cà chua…)
  • Quả hạch
  • Chất béo không bão hòa (chẳng hạn như dầu ô liu, đậu phộng, hạt óc chó, hướng dương, dầu hạt cải, dầu ngô)

Những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe này có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: bệnh mạch vành, ung thư đại trực tràng, tiểu đường, đột quỵ…đồng thời tác động thấp đến môi trường.

Các nghiên cứu nói gì về thực phẩm bền vững?

  • Một nghiên cứu năm 2021 trên hơn 3000 người chỉ ra rằng ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Đánh giá hệ thống năm 2022 về các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên chỉ ra rằng tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt nhiều hơn có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm nhiễm liên quan đến các bệnh mạn tính.
  • Nghiên cứu từ năm 2021 chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong.
  • Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2019 chỉ ra rằng việc tăng lượng hạt ăn vào có liên quan đến việc ít tăng cân hơn trong thời gian dài và giảm nguy cơ béo phì ở người lớn.

Tổng quát hơn, các nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn dựa trên thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

***THAM KHẢO NGAY: 13 loại thực phẩm chống viêm tốt nhất

Làm thế nào để bắt đầu chế độ ăn uống bền vững?

Bạn có thể bắt đầu thực hiện từ những thay đổi nhỏ để khởi đầu chế độ ăn uống bền vững.

  • Bắt đầu từ những khởi đầu nhỏ

Nếu bạn hiện đang tiêu thụ rất nhiều trứng hoặc thịt chế biến sẵn thì việc chuyển sang chế độ ăn gần như hoàn toàn từ thực vật trong một tuần sẽ tốn rất nhiều công sức và có khả năng không bền vững. Thay vì tạo áp lực cho bản thân để thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống trong một thời gian ngắn, bạn nên dần dần đưa nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào bữa ăn của bạn, chẳng hạn như thêm một khẩu phần trái cây hoặc rau củ mỗi ngày.

  • Ăn thực phẩm do địa phương sản xuất

Thực phẩm có nguồn gốc địa phương cần ít tài nguyên hơn để vận chuyển và có nhiều khả năng tươi hơn thực phẩm từ nơi khác chuyển đến.

***THAM KHẢO NGAY: Top 13 loại thực phẩm làm giảm nguy cơ ung thư

  • Hãy chú ý đến lãng phí thực phẩm

Lãng phí thực phẩm không chỉ có nghĩa là lãng phí tất cả năng lượng và nước để tạo ra chúng. Bởi vận chuyển và phân phối chúng cũng tạo ra nhiều khí mê-tan, một loại khí nhà kính khi thực phẩm bị thối rữa. Việc lãng phí thực phẩm có thể tạo ra một tác động môi trường đáng kể. Người tiêu dùng có thể giúp giảm lãng phí thực phẩm bằng cách lên kế hoạch trước cho các bữa ăn và chỉ mua những gì họ cần thay vì mua nhiều hơn mức cần thiết.

  • Chọn những sản phẩm hữu cơ

Sản phẩm hữu cơ thường được trồng với ít phân bón và thuốc trừ sâu hơn. Ngoài ra, canh tác hữu cơ có thể giúp phục hồi sức khỏe của đất và giảm ô nhiễm nước.

  • Ưu tiên protein từ thực vật

Ưu tiên tiêu thụ các protein từ thực vật chẳng hạn như đậu, đậu phụ, tempeh và đậu lăng.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm