Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine COVID-19 với người mắc bệnh mạn tính

Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, bệnh vảy nến, bệnh thận mạn tính, bệnh COPD, tăng huyết áp, suy tim... có thể lo ngại rằng việc tiêm vaccin ngừa bệnh COVID-19 có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh của họ hoặc gây gián đoạn điều trị ảnh hưởng lên kết quả lâu dài.

Tuy nhiên, Hiệp hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) tin rằng lợi ích của vaccine là lớn hơn nguy cơ phản ứng tiềm ẩn hoặc bùng phát, khi xem xét đến tỷ lệ những người mắc bệnh mạn tính và nguy cơ gia tăng trường hợp nhiễm COVID-19 nghiêm trọng và phải nhập viện. ACR gần đây đã đưa ra các khuyến cáo cho những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, trong đó giải thích rằng những người bị suy giảm miễn dịch có thể cần làm việc với bác sĩ để điều chỉnh thời gian dùng thuốc nhằm cải thiện hiệu quả của việc tiêm vaccine.

Tiêm vaccine ngừa bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến những người mắc bệnh mạn tính như thế nào?

Các chuyên gia cho biết tác dụng phụ của vaccine có liên quan đến hệ thống miễn dịch của một người và phản ứng của hệ thống miễn dịch của người đó với vaccine hơn là trạng thái bệnh mạn tính của họ. Tuy vậy, vaccine chưa được thử nghiệm rộng rãi ở những người mắc các bệnh tự miễn, do đó, dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vaccine trong nhóm này còn hạn chế. Những người bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như những người đang hóa trị hoặc những người đã được cấy ghép tủy xương, có thể có phản ứng miễn dịch kém mạnh mẽ hơn, so với dân số chung, nhưng vaccine được cho là vẫn cung cấp sự bảo vệ. Các chuyên gia y tế tin rằng lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ, vì những người mắc bệnh mãn tính thường có nguy cơ mắc bệnh dạng nặng cao hơn. Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn và viêm thấp khớp đối mặt với nguy cơ nhập viện cao hơn do COVID-19. Hơn nữa, các cá thể khác nhau phản ứng với vaccine khác nhau.

Vaccine có thể gây bùng phát bệnh không?

Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch lo sợ rằng vaccine có thể gây ra các đợt cấp bệnh của họ. Các chuyên gia y tế cũng cho biết thêm, lợi ích của việc tiêm vaccine chống lại COVID-19 vượt xa mọi rủi ro. Mặc dù dữ liệu về vaccine COVID-19 ở những người bị suy giảm miễn dịch còn hạn chế, nhưng nghiên cứu trước đây về các vaccine khác được công bố trên tạp chí The Lancet Rheumatology cho thấy rằng khả năng lý thuyết về một biến cố bất lợi xảy ra không phải là lý do để khuyên bệnh nhân bị rối loạn tự miễn dịch chống lại việc tiêm chủng, đặc biệt là khi họ có nguy cơ tăng ca bệnh COVID-19 nghiêm trọng. Bởi vì thuốc steroid có thể ức chế hệ thống miễn dịch, người ta thường khuyên những người dùng những loại thuốc này tránh sử dụng chúng trong 2 tuần trước hoặc sau khi tiêm chủng. Một số tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm chủng, chẳng hạn như sốt, đau nhức cơ bắp và mệt mỏi, có thể giống với các triệu chứng liên quan đến một tình trạng phản ứng miễn dịch cơ bản. Các phản ứng cũng có thể xảy ra tại xung quanh vị trí tiêm chủng hóa. Ví dụ, một số người có thể hạch to dạng hạch viêm sau khi tiêm chủng. Điều quan trọng nhất là tiêm vaccine COVID ngay khi bạn đủ điều kiện vì điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm COVID, lây truyền COVID hoặc trải qua bất kỳ tác động lâu dài nào của nhiễm trùng COVID không có triệu chứng.

Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh thấp khớp hoặc viêm thần kinh, đã bày tỏ lo ngại rằng vaccine COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ hoặc gây bùng phát. Các chuyên gia y tế tin rằng lợi ích của vaccine cao hơn nguy cơ phản ứng tiềm ẩn hoặc bùng phát, vì những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc những thể COVID-19 nghiêm trọng. Người bệnh có thể cần gặp bác sĩ của mình để điều chỉnh thời gian dùng thuốc xung quanh việc tiêm chủng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về Vaccine COVID-19 của Oxford/ AstraZeneca?

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm