Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại dầu thực vật an toàn và tốt cho sức khỏe

Với hương vị đặc trưng, các loại dầu thực dưỡng giúp các món ăn quen thuộc trở nên mới lạ và ngon miệng hơn. Dưới đây là 5 loại dầu thực vật an toàn và tốt cho sức khỏe.

5 loại dầu thực vật an toàn và tốt cho sức khỏe

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng các sản phẩm dầu hạt, dầu thực vật

Dầu ăn công nghiệp được sử dụng phổ biến ở các gia đình. Việc sử dụng dầu ăn không đúng cách hoặc sử dụng dầu ăn kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: Tim mạch, đái tháo đường, béo phì...

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng hướng đến các loại dầu thực vật, dầu ăn thực dưỡng, giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Các loại dầu thực vật được sử dụng phổ biến như: Dầu đậu nành, dầu olive, dầu hướng dương, bơ ghee (bơ dầu làm từ sữa trâu), dầu mù tạt…

Bạn có thể tham khảo thêm 5 loại dầu thực vật an toàn và tốt cho sức khỏe dưới đây:

Dầu bơ được chiết xuất theo công nghệ ép lạnh

Dầu bơ

Dầu bơ được chiết xuất theo công nghệ ép lạnh, giúp giữ lại toàn bộ các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe có trong quả bơ. Dầu bơ có hàm lượng vitamin E và chất chống oxy hóa, acid béo Omega-3, 6 và 9 cao. Bạn có thể sử dụng dầu bơ để chiên, xào hoặc trộn salad. Hương vị mới lạ của dầu bơ có thể mang lại những trải nghiệm mới cho bạn.

Dầu mè chứa nhiều chất béo không bão hòa giúp chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn

Dầu mè

Dầu mè được chiết xuất từ những hạt vừng hữu cơ để tăng giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe. Hạt mè chứa hàm lượng kẽm và đồng cao, 2 khoáng chất này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể con người. Dầu mè có tác dụng làm đẹp, dưỡng ẩm cho da, kích thích mọc tóc. Đặc biệt, chất béo trong dầu mè không làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm về tim mạch. Với hương vị mộc mạc, dầu mè được sử dụng phổ biến trong các món ăn châu Á. Đây là loại dầu thực vật an toàn khi xào nấu hoặc chiên ở nhiệt độ cao.

Dầu cây rum được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ

Dầu hồng hoa (cây rum)

Dầu cây rum và dầu hướng dương là 2 loại dầu thực vật khác biệt hoàn toàn. Dầu cây rum được sử dụng để nấu ăn ở nhiệt độ cao mà không tạo ra các chất gây hại cho cơ thể. Dầu rum chứa nhiều chất béo có lợi, an toàn cho sức khỏe, giúp cải thiện lượng đường trong máu, giảm cholesterol “xấu”, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Dầu lạc được dùng để chiên rán ở nhiệt độ cao

Dầu lạc

Cũng như dầu cây rum, dầu lạc phù hợp chế biến món ăn ở nhiệt độ cao. Với hàm lượng omega-3, vitamin E, vitamin K cao, dầu lạc là loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe Tim mạch, kiểm soát nồng độ cholesterol, phòng ngừa các bệnh ung thư.

Dầu hạt lanh thường được sử dụng để trộn salad

Dầu hạt lanh

Với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, hạt lanh có tác dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện. Bạn không nên sử dụng dầu hạt lanh để nấu ăn vì khi dầu tiếp xúc với nhiệt độ cao, các dưỡng chất trong hạt lanh giảm hoặc biến mất hoàn toàn. Do đó, dầu hạt lanh thường được sử dụng để trộn salad hoặc thêm vào các món cháo, nước sốt, mì ống, sinh tố rau củ quả...

Tham khảo thông tin tại bài viết: Nguy cơ ung thư khi nấu nướng bằng dầu thực vật

Phạm Mơ H+ - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm