Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 tư thế yoga giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt trong mùa hè

Mùa hè có khí hậu nắng nóng kéo dài gây nhiều tác động tới sức khỏe và có ảnh hưởng nhất định đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

1. Vì sao mùa hè lại tác động đến chu kỳ kinh nguyệt?

Theo một số nghiên cứu trên thế giới, chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời và có mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với vitamin D và việc tăng sản xuất hormone kích thích nang trứng (FSH), dẫn đến hoạt động buồng trứng cao hơn, có thể gây ra kinh nguyệt thường xuyên và lâu hơn.

Bên cạnh đó, cái nóng của mùa hè gây mệt mỏi, kiệt sức và mất nước, cùng với những thay đổi nội tiết tố có thể gây đầy hơi, rối loạn tâm trạng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến giai đoạn này trở nên khó chịu hơn.

Ngoài ra, mùa hè đến mang theo mồ hôi, bụi bẩn, có thể khiến các triệu chứng chuột rút, đầy hơi, đau, tiêu chảy và khó chịu trong thời kỳ tiền kinh nguyệt diễn ra nặng nề hơn.

Huấn luyện viên yoga tại Ấn Độ, Roopa Soni cho biết, yoga là một môn tập luyện không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp hài hòa giữa tâm trí và tinh thần. Thông qua sự kết hợp của các tư thế thể chất, các bài tập thở và thiền định, yoga giúp hạn chế căng thẳng, cải thiện lưu thông máu và cân bằng lượng hormone.

2. Một số tư thế yoga có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

2.1. Tư thế con cá

Tư thế con cá có tác dụng tăng cường hoạt động của tuyến giáp, hỗ trợ điều chỉnh cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng cách nằm ngửahai tay đặt dưới hông.

  • Nâng và ưỡn ngực lêngiữ cho đầu thoải mái.

  • Giữ tư thế trong 30 giây.

photo-1688361514333

Tư thế con cá giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

2.2. Tư thế cánh cung

Tư thế cánh cung là tư thế lý tưởng để mát xa nhẹ nhàng vùng bụng, đồng thời cũng giúp kéo căng và làm săn chắc các cơ quan sinh sản. Tư thế này kích thích buồng trứng và tử cung, giúp cải thiện lưu lượng máu đến những khu vực này, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

Cách thực hiện:

  • Nằm sấp trên sàn với hai chân duỗi thẳng và hai tay đặt xuôi theo thân.

  • Uốn cong đầu gối, hướng lòng bàn chân lên trần nhà. Sau đó, đưa hai tay nắm và giữ hai mắt cá chân.

  • Nâng ngực và chân lên, kéo căng cơ thể về hai hướng trước và sau.

  • Giữ tư thế trong 30 giây.

photo-1688361515280

Tư thế cánh cung giúp kéo căng nhẹ nhàng vùng bụng và làm săn chắc cơ quan sinh sản.

2.3. Tư thế vòng hoa

Tư thế vòng hoa giúp giảm căng thẳng ở vùng xương chậu và cải thiện lưu thông đến các cơ quan sinh sản. Bằng cách thực hành tư thế này, bạn có thể kích thích buồng trứng và điều chỉnh hoạt động của hormone.

Cách thực hiện:

  • Ngồi xổm với hai bàn chân tách nhau và gót chân chạm đất.

  • Giữ hai lòng bàn tay trước ngực và dùng khuỷu tay ấn nhẹ vào đùi trong.

 

photo-1688361515764

Tư thế vòng hoa giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

2.4. Tư thế lạc đà

Tư thế lạc đà giúp kéo căng vùng bụng và kích thích các cơ quan sinh sản, thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố. Tư thế này cũng giúp giải phóng căng thẳng ở vùng xương chậu và cải thiện lưu lượng máu đến tử cung.

Cách thực hiện:

  • Quỳ trên hai gối

  • Đặt hai tay lên hai bên hông hoặc đưa tay chạm vào gót chân (nếu có thể).

  • Nhẹ nhàng uốn cong lưngđẩy hông lên cao trong khả năng của mình.

photo-1688361516139

Tư thế lạc đà.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách tự theo dõi các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm