Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giảm chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt

Chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây khó chịu và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin của bản thân. Phụ nữ có thể cảm thấy mình tăng cân hoặc bụng căng phồng. May mắn thay, có những thay đổi mà phụ nữ có thể thực hiện có thể làm giảm các triệu chứng này. Bài viết này cung cấp các mẹo có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chướng bụng có thể xảy ra trước và đầu kỳ kinh. Nó có thể kèm theo co thắt dạ dày và đau lưng. Chướng bụng khi có kinh là khi phụ nữ cảm thấy bụng của mình nặng và căng lên ngay trước và khi bắt đầu kỳ kinh. Chướng bụng cũng là một trong một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể xảy ra 1-2 tuần trước kỳ kinh của phụ nữ. Ngoài chướng bụng, các triệu chứng bao gồm:

  • tâm trạng lâng lâng
  • mệt mỏi
  • đau bụng kinh
  • nổi mụn
  • thèm ăn
  • sưng vú
  • đau đầu
  • đau lưng

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, có tới 85% phụ nữ gặp phải các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Nguyên nhân

Chướng bụng trước và trong kỳ kinh nguyệt có thể do thay đổi nồng độ hormone sinh dục progesterone và estrogen. Khoảng một tuần trước khi kỳ kinh của phụ nữ bắt đầu, nồng độ hormone progesterone giảm xuống. Nồng độ progesterone giảm khiến tử cung bong tróc lớp niêm mạc, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi trong nồng độ progesterone và estrogen cũng khiến cơ thể giữ nước và muối nhiều hơn. Các tế bào của cơ thể bị sưng lên vì nước, gây ra cảm giác chướng bụng.

Biện pháp khắc phục

Tránh thức ăn có nhiều muối và carbohydrate tinh chế có thể giúp giảm chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Có nhiều thay đổi lối sống mà phụ nữ có thể thực hiện có thể giúp giảm thiểu tình trạng giữ nước. Đổi lại, những thay đổi này có thể giúp làm giảm các triệu chứng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

1. Tránh thức ăn mặn

Natri trong muối có thể làm tăng lượng nước mà cơ thể bạn giữ lại. Tránh thức ăn mặn có thể giúp giảm tình trạng giữ nước và cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế lượng muối ăn vào ở mức 1.500 miligam (mg) mỗi ngày. Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa muối, do đó, nấu các bữa ăn ở nhà chỉ sử dụng nguyên liệu tươi là một cách để tránh dư thừa muối.

2. Ăn thực phẩm giàu kali

Ăn thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm tình trạng chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Kali làm giảm lượng natri và tăng sản xuất nước tiểu. Bằng cách này, kali có thể giúp giảm giữ nước và cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Thực phẩm giàu kali có thể làm giảm chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:

  • rau lá xanh đậm, chẳng hạn như rau bina
  • khoai lang
  • chuối
  • trái bơ
  • cà chua

3. Thử thuốc lợi tiểu

Nếu bạn sử dụng thuốc lợi tiểu, điều đó có nghĩa là nó sẽ giúp bạn làm tăng sản xuất nước tiểu. Sản xuất nhiều nước tiểu hơn giúp cơ thể loại bỏ nước. Bằng cách này, thuốc lợi tiểu giúp giảm giữ nước. Vì giữ nước gây chướng bụng nên thuốc lợi tiểu có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Nhiều loại thực phẩm có đặc tính lợi tiểu tự nhiên. Những phụ nữ đang tìm cách giảm chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể thử ăn nhiều hơn các loại thực phẩm này, bao gồm:

  • măng tây
  • dứa
  • trái đào
  • quả dưa chuột
  • tỏi tây
  • gừng
  • tỏi

Thuốc lợi tiểu cũng có sẵn ở dạng thuốc viên. Bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc này nếu tình trạng chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng hơn và các phương pháp điều trị tại nhà khác không có tác dụng.

 

4. Uống nhiều nước

Nhiều người tin rằng uống nhiều nước hơn có thể giúp cải thiện tình trạng giữ nước, bằng cách cải thiện chức năng thận. Trong trường hợp này, uống nhiều nước hơn có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.

5. Tránh carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bột mì trắng và đường đã qua chế biến, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này làm tăng mức insulin trong máu, khiến thận giữ lại nhiều natri hơn. Nồng độ natri tăng lên dẫn đến giữ nước nhiều hơn. Đối với những người muốn giảm tình trạng giữ nước và cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt, tốt nhất là nên tránh các loại carbohydrate tinh chế.

6. Tập thể dục thường xuyên

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt Vì tình trạng chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng tiền kinh nguyệt, nên tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Để giữ sức khỏe, bạn nên đặt mục tiêu dành 2,5 giờ để tập thể dục với cường độ vừa phải mỗi tuần.

7. Cân nhắc thuốc tránh thai

Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy thuốc tránh thai có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số phụ nữ cho biết rằng thuốc tránh thai khiến họ cảm thấy chướng bụng hơn. Tác dụng của thuốc có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ, vì vậy tốt nhất bạn nên thảo luận về thuốc tránh thai với bác sĩ và thử một vài loại khác nhau để xem loại nào phù hợp nhất để kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt là một điều khó chịu.

Tuy nhiên, nếu chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Nếu chướng bụng không biến mất sau một kỳ kinh, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ. Chướng bụng đôi khi có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Kết luận

Thử một trong số các thay đổi lối sống được đề cập trong bài viết này có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu những thay đổi này không giúp ích gì và tình trạng chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày, thì bác sĩ có thể cung cấp thêm lời khuyên cho bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các bệnh thường gặp ảnh hưởng đến tử cung

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo MedicalNewsToday) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

Xem thêm