Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phụ nữ chuyển giới có nguy cơ bị ung thư vú hay không?

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu các yếu tô nguy cơ ở phụ nữ chuyển giới và các khuyến nghị về tầm soát ung thư.

Ngày nay những nghiên cứu về tỷ lệ ung thư vú trong cộng đồng chuyển giới là rất ít. Trước đó, những người chuyển giới đã phải đối mặt với rất nhiều sự phân biệt đối xử và các thông tin về sức khỏe thường ghi nhận và lưu trữ đúng cách. Sự phân biệt đối xử và rào cản trong việc chăm sóc vẫn còn tồn tại đối với cộng đồng người chuyển giới ngày nay, nhưng đã có những bước tiến đáng kể về quyền lợi của những người chuyển giới. Các nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng phụ nữ chuyển giới có nguy cơ ung thư vú cao hơn so với nam giới chuyển giới. 

Những nguy cơ nào gây ung thư vú ở phụ nữ chuyển giới?

Một cơ sở y tế của Đại học VU Amsterdam ở Hà Lan đã điều trị cho 95% người chuyển giới ở Hà Lan từ năm 1972-2016 đã làm một nghiên cứu trên những người chuyển giới phải điều trị bằng hormone. Và kết quả phát hiện ra rằng những phụ nữ chuyển giới được điều trị bằng hormone có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khi so sánh với những người đàn ông chuyển giới. Độ tuổi chẩn đoán ung thư vú trung bình của phụ nữ chuyển giới trong nghiên cứu là 52. Độ tuổi chẩn đoán ung thư vú trung bình của phụ nữ chuyển giới ở Hà Lan là 61.

Vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định vấn đề này. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy liệu pháp hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú đối với phụ nữ chuyển giới. 

Một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vú bao gồm:

  • Di truyền: Các đột biến trên gen BRCA1 hoặc BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư vú và phụ nữ chuyển giới có thể thừa hưởng những đột biến gen này.
  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn.
  • Tuổi: Nguy cơ ung thư vú càng tăng khi già đi.
  • Béo phì: Béo phì làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể và có thể gây ra ung thư vú
  • Hạn chế vận động thể chất: Một lối sống tĩnh tại ít vận động cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Rượu bia
  • Mô vú dày: Mô vú dày có nhiều xơ thường phổ biến ở những phụ nữ chuyển giới gặp phải do liệu pháp nội tiết tố.
  • Tiền sử đã từng bị ung thư vú trước đây.

Khuyến nghị tầm soát ung thư vú cho phụ nữ chuyển giới.

Nghiên cứu ở Hà Lan đã chứng minh rằng việc tầm soát ung thư vú đối với phụ nữ chuyển giới là rất quan trọng. Các khuyến nghị sàng lọc chính xác cho phụ nữ chuyển giới phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên dưới đây là ba khuyến nghị chung:

  • Nếu là người chuyển giới đang sử dụng hormone nữ hóa ít nhất 5 năm, hãy làm theo các khuyến nghị tầm soát ung thư vú trong độ tuổi của bạn.
  • Nếu bạn từ 50 tuổi trở lên, hãy làm theo các khuyến nghị về tầm soát ung thư vú cho phụ nữ chuyển giới trong độ tuổi của bạn và đi khám tầm soát ít nhất 2 năm một lần. Điều này áp dụng cho dù bạn đã sử dụng hormone bao lâu.
  • Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc biết bạn có đột biến di truyền trên gen BRCA1 hoặc BRCA2, hãy làm theo hướng dẫn sàng lọc cho phụ nữ chuyển giới có nguy cơ cao trong nhóm tuổi của bạn. Điều này áp dụng cho dù bạn đã sử dụng hormone bao lâu.
 

Những triệu chứng của bệnh ung thư vú

Ung thư vú dễ điều trị nhất khi được phát hiện ở giai đoạn đầu. Đó là lý do tại sao việc tầm soát, cũng như nhận biết các triệu chứng của ung thư vú là rất quan trọng.

Các triệu chứng sau đây không phải lúc nào cũng chỉ ra ung thư. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này hãy đi khám sớm nhất khi có thể. Dưới đây là những dấu hiệu bạn cần biết:

  • Một khối u trong mô vú
  • Một vùng mô vú có cảm giác khác với mô xung quanh
  • Đau vú
  • Sưng vú
  • Núm vú ngược
  • Da đỏ và đổi màu trên vú
  • Da trên vú bong tróc
  • Tiết dịch núm vú
  • Núm vú có tiết ra máu bất thường
  • Thay đổi đột ngột về kích thước hoặc hình dạng vú
  • Xuất hiện một khối gây sưng đau ở nách

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư vú ở người chuyển giới

Những người chuyển giới nam có nguy cơ ung thư vú không?

Các hormone nam tính làm giảm nguy cơ ung thư vú vì vậy đàn ông chuyển giới có ít nguy cơ bị ung thư vú hơn phụ nữ chuyển giới. Tuy nhiên, trừ khi họ đã phẫu thuật cắt bỏ vú, thì nam giới chuyển giới nên tiếp tục tuân theo các khuyến nghị tầm soát ung thư vú cho phụ nữ chuyển giới trong độ tuổi đó. Những người đàn ông chuyển giới sử dụng hormone nam tính hóa và đã phẫu thuật cắt bỏ vú không cần tiếp tục khám sàng lọc ung thư vú..

Có nên dừng sử dụng hormone nữ hóa nếu đã có các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vú

Theo các chuyên gia ngừng sử dụng hormone nữ hóa là không cần thiết. Mặc dù các hormone này làm tăng nguy cơ ung thư vú khi so sánh với nguy cơ của một người đàn ông chuyển giới, nhưng nguy cơ này vẫn thấp hơn so với một phụ nữ chuyển giới. Điều này có nghĩa là mặc dù ung thư vú là một mối quan tâm về sức khỏe đối với phụ nữ chuyển giới, nhưng việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh, ngay cả khi có các yếu tố nguy cơ khác, thường không đủ để khuyến nghị ngừng sử dụng hormone.

Có loại hormone kích thích nữ hóa nào không gây tăng nguy cơ ung thư vú không?

Bất kỳ loại hormone nữ hóa nào cũng có nguy cơ gây ung thư giống nhau. Hormone nữ tính dẫn đến sự phát triển của các mô vú. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên sự gia tăng rủi ro là rất nhỏ.

Phụ nữ chuyển giới sử dụng hormone nữ hóa có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nam giới chuyển giới. Mặc dù, tỷ lệ làm tăng nguy cơ ung thư vú là thấp nhưng tỷ lệ này vẫn được các chuyên gia khuyến nghị nên đi khám sàng lọc ung thư vú.

Hiện tại, người ta khuyến nghị rằng việc sàng lọc cho phụ nữ chuyển giới nên bắt đầu khi bạn đã sử dụng hormone được 5 năm hoặc khi bạn bước sang tuổi 50. Ở cả hai điểm, cần tuân thủ các khuyến nghị sàng lọc đối với phụ nữ chuyển giới.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác biệt giữa ung thư vú ở nam và nữ là gì?

BS. Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm