Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư vú – các dấu hiệu nhận biết phổ biến và cách phòng tránh

Dù là một căn bệnh phổ biến và vô cùng nguy hiểm, ung thư vú có thể được chẩn đoán sớm và nhờ đó tăng khả năng sống sót lên đến 99%.

Theo nhiều nghiên cứu, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 tại Hoa Kỳ. Khoảng 13% phụ nữ tại đất nước này có nguy cơ mắc bệnh khi bước vào giai đoạn sinh nở. Tuy nhiên, nếu nhận biết được căn bệnh nguy hiểm này sớm trước khi nó bắt đầu di căn, tỷ lệ sống sót của người bệnh sau 5 năm có thể lên tới 99%. Dưới đây là những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện bậc nhất giúp bạn có thể tự phát hiện căn bệnh ung thư vú.

Dấu hiệu, triệu chứng của ung thư vú

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú là nổi cục cứng không đau xung quanh vùng vú hoặc dưới nách. Ở một vài trường hợp đặc biệt, cục u này cũng có thể mềm và gây đau đớn cho người bệnh. Theo Maryam Lustberg – trưởng khoa Ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Yale cho biết tần suất lý tưởng nhất để tự kiểm tra căn bệnh này là một tháng một lần. Cách thức hiện như sau:

- Đứng trước gương, không mặc áo, đặt tay lên hông và kiểm tra bất kỳ sự thay đổi nào ở vùng ngực như nhăn nheo, sưng tấy hoặc có dịch tiết ra. Giơ tay cao qua đầu và lặp lại quy trình quan sát.

- Dùng ba ngón tay giữa trên bàn trái cảm nhận cục u nếu có bằng cách đặt tay lên ngực, ấn từ nhẹ đến mạnh theo các hướng chuyển động lên, xuống hoặc hình tròn. Lưu ý cần kiểm tra cả ở vùng xung quanh vú, dưới xương đòn và dưới nách.

- Nằm xuống trên một chiếc gối, tay phải đặt sau đầu. Sử dụng tay trái cảm nhận các khối u trên ngực bằng cách di chuyển tay theo các hướng lên xuống và vòng tròn. Bóp nhẹ núm vú để xem có dịch tiết ra hay không.

 

Ngoài cách phát hiện khối u trên, ung thư vú còn có các triệu chứng khác bao gồm:

- Hóp, lõm vùng ngực.

- Chảy máu hoặc chất lỏng trong suốt từ núm vú.

- Núm vú bị thụt vào trong.

- Sự khác thường trong hình dạng núm vú.

- Phát ban trên núm vú.

- Sưng hoặc đau ở một hoặc cả hai vú.

Các yếu tố tăng khả năng ung thư vú

Dù ung thư vú có thể bị mắc phải bởi bất kỳ ai, một số yếu tố nhất định được liệt kê sau đây có khả năng gây tác động làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

- Giới tính: phái nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn phái nam bởi có nồng độ estrogen và progesterone tự nhiên cao hơn.

- Tiền sử mắc bệnh: nguy cơ ung thư vú của người đã có thành viên gia đình mắc phải căn bệnh này có thể tăng gấp đôi so với những người khác.

- Yếu tố sinh lý: có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi làm tăng khả năng mắc ung thư vú bởi hormone estrogen được tiết ra trong thời gian dài.

- Đột biến gen di truyền: Đột biến ung thư vú 1 (BRCA1) và ung thư vú 2 (BRCA2) làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này vì chúng có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của các tế bào.

- Tuổi tác: tuổi tác càng cao đồng nghĩa với việc càng nhiều gen bị hư hỏng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Phương pháp giảm thiểu nguy cơ ung thư vú

- Lối sống lành mạnh: bao gồm các hoạt động thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, duy trì cân nặng hợp lý…

- Tránh sử dụng rượu: rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ gây ung thư vú.

- Không hút thuốc: một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng hút thuốc cùng các chất độc có trong khói thuốc làm tăng nguy cơ ung thư vú.

- Kiểm tra thường xuyên: nên khám sàng lọc nguy cơ ung thư vú từ 1 đến 3 năm một lần cho nhóm 25 – 40 tuổi, mỗi năm một lần cho nhóm 40 tuổi trở lên và chụp quang tuyến vú 2 năm một lần cho nhóm 50 – 74 tuổi.

- Tránh liệu pháp hormone sau mãn kinh: Liệu pháp hormone kết hợp estrogen và progesterone có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư vú. Nếu muốn thực hiện các liệu pháp này, hãy hỏi ý kiến và thảo luận thật kỹ với chuyên gia y tế của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ung thư vú ở trẻ vị thành niên.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm