Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 lời khuyên dinh dưỡng để cân bằng lượng đường trong máu một cách tự nhiên

Lượng đường trong máu không ổn định có thể khiến bạn cảm thấy yếu ớt và rất dễ cáu kỉnh. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng và những thực phẩm tốt nhất giúp bạn cân bằng lượng đường trong máu một cách tự nhiên...

Lượng đường trong máu hoạt động như thế nào?

Khi bạn ăn thức ăn có đường, bao gồm cả carbohydrate tinh chế như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì, mì ống hoặc cơm,  dẫn đến lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Đây được gọi là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chỉ số đường huyết được xem là một chỉ tiêu có lợi để chọn thực phẩm. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để lựa chọn thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường.

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bạn phản ứng bằng cách sản xuất ra lượng insulin cao, một loại hormone chịu trách nhiệm đưa đường (glucose) ra khỏi máu và đưa vào các tế bào mỡ hoặc cơ của bạn.

Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để giúp hạ thấp đường huyết. Nhưng điều thường xảy ra là lượng đường trong máu tăng đột biến thường theo sau là mức đường huyết hạ thấp đột ngột, đó là khi bạn có cảm giác nôn nao, có thể kèm theo tâm trạng cáu kỉnh, tức giận và đói khủng khiếp.

Bộ não của bạn giữ cho lượng đường huyết được kiểm soát chặt chẽ, không quá cao hay quá thấp, và nếu đường huyết xuống quá thấp, cơ thể bạn sẽ giải phóng hormone gây căng thẳng cortisol để đưa nó trở lại trạng thái cân bằng.

3 lời khuyên giúp cân bằng lượng đường trong máu một cách tự nhiên

Bổ sung protein hợp lý

Lượng đường trong máu thường xuyên hạ thấp dẫn đến khó chịu, lo lắng và tâm trạng thấp. Điều này khiến bạn càng có xu hướng ăn những thực phẩm kém lành mạnh hơn vì não của bạn đang ở chế độ căng thẳng, khiến bạn phải lấy một thứ gì đó có đường siêu nhanh để đưa lượng đường trong máu của bạn tăng trở lại.

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Người bệnh đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống để duy trì đường huyết ổn định, tránh các thức ăn làm tăng đường huyết.

Một trong những cách tốt nhất để giảm lượng đường trong máu tăng đột biến là thêm protein vào bữa ăn của bạn. Ăn protein giúp cung cấp năng lượng chậm, từ từ, đồng thời làm tăng nhiệt trong cơ thể bạn, giúp tạo cảm giác no.

Tăng cường lượng protein tiêu thụ giúp tăng đáp ứng insulin mà không làm tăng nồng độ glucose trong huyết tương. Do đó, không nên dùng các nguồn protein có hàm lượng carbohydrate cao để điều trị hoặc ngăn ngừa hạ đường huyết.

Thay cà phê bằng nước nóng và chanh

Khi bạn bị đái tháo đường type 2, bạn có thể cân nhắc việc hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể. Caffeine có thể làm giảm chuyển hóa glucose, làm tăng nguy cơ biến chứng do đái tháo đường.

Ngoài ra, caffeine ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn vì nó kích thích giải phóng cortisol và adrenaline - khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng - giải phóng glucose từ gan và làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm