11 nguyên nhân khiến mắt bạn bị mờ
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn nhìn mờ và cách khắc phục.
Bạn cần đi đo kính hoặc cần tăng số kính
Cận thị, viễn thị và loạn thị là những tật khúc xạ phổ biến tại mắt và là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nhìn mờ. Các tật khúc xạ này xảy ra khi ảnh không rơi vào đúng trung tâm võng mạc và do vậy, võng mạc sẽ gửi tín hiệu không chính xác đến não. Vì là những tình trạng vô cùng phổ biến nên các tật khúc xạ cũng rất dễ điều trị. Trong đa số các trường hợp, bạn chỉ cần đeo kính được kê đơn bởi bác sỹ nhãn khoa. Phẫu thuật LASIK cũng có thể thay đổi vĩnh viễn hình thái giác mạc để điều trị những vấn đề về tật khúc xạ ở một số người.
Bạn bị lão thị
Lão thị cũng là một tật khúc xạ nhưng thường chỉ gặp ở những người trên 40 tuổi. Nếu bạn bị lão thị, điều đó có nghĩa là bạn gặp vấn đề khi tập trung nhìn những vật ở gần, ví dụ như đọc sách. Nếu bạn chỉ có thể đọc được sách báo ở xa thì có thể lão thị chính là nguyên nhân khiến bạn bị nhìn mờ.
Cũng giống như các tật khúc xạ khác, đeo kính thuốc, kính áp tròng và phẫu thuật có thể sẽ giúp bạn nhìn được tốt hơn nếu bạn bị lão thị. Nếu bạn không bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thi, thì bạn đơn giản chỉ cần mua một chiếc kính dùng riêng cho việc đọc sách.
Đau mắt đỏ thường do adenovirus gây ra – đây là loại virus cũng gây cảm lạnh, viêm phế quản và viêm họng. Mặc dù đau mắt đỏ không quá nghiêm trọng nhưng là một bệnh có thể lây lan nhanh trong cộng đồng hoặc những nơi đông người. Virus gây bệnh đau mắt đỏ có thể sống trên các bề mặt tới 2 tuần.
Tình trạng đau mắt đỏ thường sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần mà không cần phải điều trị, nhưng nếu bạn có những triệu chứng nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus. Khi đang bị đau mắt đỏ, bạn có thể thử biện pháp chường lạnh để làm giảm tình trạng ngứa, chườm ấm để làm giảm tình trạng sưng hoặc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn.
Bạn cũng cần thường xuyên giặt sạch ga gối và rửa tay thường xuyên để ngăn chặn tình trạng virus lây lan.
Bạn đeo kính áp tròng khi đi ngủ
Kính áp tròng có thể điều chỉnh thị lực của bạn mà không ảnh hưởng đến diện mạo của bạn, nhưng nếu bạn không sử dụng kính áp tròng đúng cách, thì kính áp tròng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Kính áp tròng sẽ di chuyển trong mắt mỗi lần bạn chớp mắt, tạo ra những vết xước vô cùng nhỏ trên bề mặt mắt. Các loại vi sinh vật gây nhiễm trùng có thể sẽ mắc kẹt lại dưới kính áp tròng và xâm nhập vào mắt qua những vết xước này.
Bạn đeo kính áp tròng khi đi ngủ sẽ là môi trường lý tưởng để “nuôi dưỡng” những loại vi sinh vật này và gây loét giác mạc. Các vết loét tại giác mạc có thể gây ra tình trạng nhìn mờ. Do vậy, hãy luôn nhớ cởi bỏ kính áp tròng vào ban đêm hoặc vào cuối ngày.
Bạn bị nhiễm trùng mắt
Cho dù bạn không đeo kính áp tròng thì bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng mắt. Viêm giác mạc do virus Herpes là tình trạng nhiễm trùng tại mắt, có thể xảy ra nếu bạn dùng tay chạm vào vết loét trên môi rồi sau đó lại chạm lên mắt. Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ thể sau khi chấn thương mắt cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mắt.
Sử dung thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống (ví dụ như kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn) thường sẽ giúp ích, nhưng biện pháp điều trị tốt nhất trong trường hợp nhiễm trùng mắt là dự phòng.
(còn tiếp...)
Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Chảy nước mắt: Những lưu ý cần thiết
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.