Táo là thực phẩm giúp phổi khỏe mạnh, hạn chế mắc bệnh hô hấp
Phổi là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Với sự gia tăng ô nhiễm không khí và thói quen hút thuốc ở một số người, các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, xơ nang và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang gia tăng một cách mạnh mẽ.
Việc tiếp xúc quá nhiều với môi trường không khí bị ô nhiễm có thể sinh dịch trong phổi, tạo điều kiện cho mầm bệnh và vi khuẩn phát triển. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp phổi khỏe mạnh.
Táo
Táo là thực phẩm giúp phổi khỏe mạnh, hạn chế mắc bệnh hô hấp
Táo được xem là thực phẩm tốt mà bạn không nên bỏ qua. Trong trái táo có chứa nhiều hợp chất phenolic và flavonoid. Đây là 2 hợp chất có tác dụng giúp giảm viêm đường hô hấp hiệu quả.
Theo một Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu cho rằng, nếu uống một ly nước ép táo mỗi ngày sẽ góp phần ngăn ngừa ung thư và đặc biệt là giảm thiểu các triệu chứng khó thở ở trẻ.
Trà xanh
Thành phần chất chống oxy hóa có trong trà xanh giúp giảm viêm phổi
Thành phần chống oxy hóa có trong trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, giúp hồi phục sức khỏe nhanh. Đặc biệt, chất quercetin có trong trà xanh được ví như chất kháng histamine tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.
Một Nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy, 1.000 người trưởng thành ở Hàn Quốc uống hai tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn so với những người không uống trà xanh.
Cá
Acid béo và omega-3 trong cá giúp điều trị hiệu quả bệnh phổi mạn tính, viêm phổi
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích có thể hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Rochester (Mỹ) cho biết, acid béo omega-3 có trong cá có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi.
Các loại hạt và quả hạch
Các loại hạt và quả hạch cung cấp nhiều khoáng chất và magie
Đây là các "siêu thực phẩm" được sinh ra để dành cho lá phổi của bạn. Các loại hạt như: Hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí ngô hay hạnh nhân, quả óc chó cung cấp cho cơ thể một lượng lớn khoáng chất và magie. Đây là những chất thiết yếu có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó làm giãn phế quản, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí cho hệ hô hấp.
Dầu oliu nguyên chất
Dầu oliu nguyên chất chứa nhiều vitamin E, vitamin K và chất béo không bão hòa
Trong dầu oliu có chứa nhiều chất béo không bão hòa, vitamin E và vitamin K có thể giúp bảo vệ phổi khỏi quá trình oxy hóa và ngăn ngừa các thương tổn ở mô phổi.
Bông cải xanh
Bông cải xanh giúp ngăn ngừa thương tổn ở các mô phổi
Bông cải xanh chứa một hợp chất gọi là sulforaphane. Hợp chất này sẽ thúc đẩy hoạt động của một gene được tìm thấy trong tế bào phổi và ngăn tổn thương ở các mô phổi. Hợp chất này cũng giúp cải thiện tình trạng các ống dẫn khí bị viêm, sưng và thu hẹp lại ở những người mắc bệnh hen suyễn.
Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm hiệu quả
Trong Đông Y, gừng có đặc tính chống viêm hiệu quả. Loại gia vị này có tác dụng thúc đẩy việc loại bỏ các chất độc hại có trong phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, gừng còn giúp lưu thông khí huyết, cải thiện hệ tuần hoàn phổi.
Tỏi
Tỏi cung cấp flavonoid giúp sản sinh glutathione, ngăn ngừa ung thư phổi
Từ lâu tỏi đã được mệnh danh là thần dược trong việc chữa trị nhiều bệnh. Tỏi cung cấp một hàm lượng lớn flavonoid giúp sản sinh glutathione, loại bỏ các độc tố gây ung thư ra khỏi phổi. Những người thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày từ 3-4 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi lên tới 44%.
Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diêm mạch và lúa mì nguyên chất trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mạn tính và cải thiện sức khỏe hô hấp.
Ớt Cayenne
Ớt giúp bảo vệ cơ thể trước các bệnh về đường hô hấp
Trong ớt Cayenna có chứa chất capsaicin giúp kích thích bài tiết và bảo vệ lớp màng nhầy ở đường hô hấp trên và dưới. Vì vậy, hãy thêm một chút ớt Cayenne vào trong các món ăn để cải thiện các triệu chứng hen suyễn nhé.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Nên ăn, uống gì để cứu lá phổi đã bị tổn thương
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.