Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách giúp xoa dịu cơn đau khi tiêm phòng cho trẻ

Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia có thể giúp trẻ bớt đau khi tiêm.

  1. Ôm chặt bé trong suốt quá trình tiêm

Trong nghiên cứu được công bố tại tạp chí Pediatrics, cha mẹ nên ở gần trẻ để có thể đánh lạc hướng và trấn tĩnh bé trong khi tiêm. Lý tưởng nhất là bạn nên bế bé. Đảm bảo giữ bé sao cho phần trên cánh tay hoặc đùi bé lộ ra để điều dưỡng có thể tiêm thuốc. Trẻ lớn hơn 1 chút có thể ngồi trong lòng, đối mặt với cha mẹ. Giữ cho bé mặc càng nhiều quần áo càng tốt, không nên cởi hết để bạn và bé có thể rời đi ngay sau khi tiêm mà không mất quá nhiều thời gian cho việc mặc lại quần áo.

  1. Cho bé ăn để giảm đau

Cho bé bú có thể giúp giảm đau và ít khóc hơn khi tiêm. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho bé ăn sau khi tiêm, vì trẻ sơ sinh có thể dễ bị nôn trớ trong khi tiêm nếu vừa mới ăn.

  1. Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống một ít nước đường

Một vài nghiên cứu đã phát hiện đường giúp làm dịu cơn đau khi tiêm vắc-xin. Hương vị của đường đặc biệt hữu ích đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Hãy thử cho bé uống một ít nước đường trước khi tiêm vắc-xin hoặc nhúng núm vú giả vào chất lỏng ngọt và cho bé ngậm trong khi tiêm.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

  1. Đánh lạc hướng em bé

Đánh lạc hướng em bé của bạn là một trong những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để giảm bớt cơn đau khi tiêm. Mang theo một món đồ mà bạn biết là sẽ thu hút sự chú ý của bé như bong bóng, đồ chơi yêu thích (hoặc đồ chơi mới), một vật phát ra tiếng hoặc bộ phim yêu thích trên máy tính bảng.

  1. Dùng thuốc tê

Các thuốc thoa lên da làm tê có thể giúp giảm đau do tiêm, phải mất một lúc loại kem này mới phát huy tác dụng. Thuốc xịt làm tê da bằng cách làm mát da cũng có thể hữu ích, và có tác dụng trong vài giây, nhưng những loại này chưa được chứng minh là có tác dụng.

  1. Chà da cho bé sau khi tiêm

Sau khi tiêm, xoa nhẹ lên vùng da gần chỗ tiêm. Sự kích thích gây mất tập trung từ việc xoa bóp nhẹ có thể giúp bé không cảm thấy quá đau khi tiêm. Một nghiên cứu ở người lớn cho thấy xoa bóp khu vực sau tiêm chỉ trong 10 giây sẽ ít đau hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy áp lực lên da trước đó cũng có thể làm giảm cơn đau.

  1. Dùng paracetamol để ngăn ngừa sốt sau khi tiêm vắc-xin

Cho bé uống acetaminophen ngay trước khi tiêm có thể giúp giảm bớt cơn đau do tiêm sau đó, đồng thời cũng có thể giúp hạ sốt sau khi tiêm. Nếu không chắc chắn, hãy hỏi bác sĩ về việc ngăn ngừa sốt sau khi tiêm vắc-xin. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng paracetamol để ngăn ngừa cơn sốt có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin.

  1. Thay thế kim tiêm bằng vật dụng khác khi tiêm cho trẻ sơ sinh

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể giảm đau khi tiêm cho trẻ bằng cách sử dụng thiết bị không có kim tiêm, chẳng hạn như thiết bị sử dụng khí nén để đưa thuốc vào da. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem đây có phải là một lựa chọn dành cho con bạn hay không, nhưng nói chung thì chúng được sử dụng khi nhiều bệnh nhân được tiêm vắc-xin cũng 1 lúc.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng cho trẻ: Hướng dẫn chế độ ăn lành mạnh

  1. Tiêm vắc-xin kết hợp

Một số loại vắc-xin có thể được kết hợp trong một lần tiêm để giảm số lần tiêm, giảm sự đau đớn khi tiêm. Chúng bao gồm vắc-xin uốn ván, bạch hầu, ho gà vô bào (DTaP), có sẵn kết hợp với vắc-xin bại liệt và haemophilus influenzae tuýp b (Hib). Bạn nên sử dụng vắc-xin kết hợp cho bé bất cứ khi nào có thể.

  1. Giữ bình tĩnh trong quá trình tiêm

Một nghiên cứu đã phát hiện rằng hành vi của cha mẹ chiếm khoảng 50% sự lo lắng mà bé cảm thấy trong khi tiêm chủng. Những người mới làm cha làm mẹ thường lo lắng về cơn đau do tiêm chủng của con. Hãy yên tâm vì cơn đau do tiêm chủng chỉ kéo dài trong giây lát, nhưng khả năng bảo vệ khỏi bệnh tật sẽ kéo dài hàng năm.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm