Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lý giải chứng sợ kim tiêm và cách vượt qua

Chứng sợ kim tiêm (trypanophobia) không chỉ xảy ra ở trẻ em mà cả người lớn. Nỗi sợ này bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để vượt qua nỗi sợ kim tiêm?

Vì sao nhiều người sợ tiêm đến mức ám ảnh?

Chứng sợ kim tiêm là gì?

Trypanophobia (chứng sợ kim tiêm) khiến nhiều người không dám xét nghiệm máu, bỏ qua những vaccine quan trọng và các dịch vụ y tế khác. Có đến 25% người trưởng thành và hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng bởi chứng sợ kim tiêm.

Theo Eric Curcio, trợ lý y khoa Trường Y Đại học California, Los Angeles, Mỹ: Với khoảng 1/3 những người mắc chứng sợ kim tiêm, nỗi sợ hãi bắt nguồn từ một sự cố chấn thương (như bị giữ để tiêm khi còn nhỏ, phải trải qua những lần lấy máu đau đớn, hoặc bị ám ảnh bởi những chiếc kim lớn).

Với những người còn lại, nỗi sợ có thể đơn giản là từ khuynh hướng di truyền hoặc do sinh học. Ông lý giải: Một thứ gì đó trong chất hóa học của những người này gây ra phản ứng vasovagal - khi nhìn thấy cây kim, nhịp tim và huyết áp sẽ giảm xuống đột ngột, bắt đầu cảm giác khủng khiếp hay thậm chí bất tỉnh. Ông chỉ ra rằng khoảng thời gian chờ tiêm, kết hợp với nỗi sợ hãi những thứ vô hình thường tồi tệ hơn cơn đau ngắn ngủi khi tiêm thực tế.

Cách vượt qua nỗi sợ kim tiêm

Các chuyên gia chia sẻ một số cách sau đây giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi và chăm sóc sức khỏe của mình:

Dùng kem gây tê

PGS Curcio cho biết: Nếu bạn thoa kem bôi ngoài da không kê đơn có 4% lidocaine khoảng 30 phút trước khi tiêm hoặc lấy máu, bạn thậm chí sẽ không cảm thấy đang bị kim đâm. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về Emla - một loại thuốc kê đơn mạnh hơn một chút.

Nói ra nỗi sợ kim tiêm

Theo nhà trị liệu nhận thức hành vi Lienna Wilson,  ở New Jersey, Hoa Kỳ: Đừng ngại ngần. Hãy chia sẻ với bác sĩ về việc bạn đã từng bị ám ảnh về lần tiêm trong quá khứ và nỗi sợ hãi với kim tiêm. Một dịch vụ tốt sẽ cố gắng làm cho bạn thoải mái nhất có thể. Hoặc họ sẽ giúp bạn phân tâm trong lúc tiêm bằng cách nói về điều gì đó ngoài lề.

Tựa vào đâu đó

Nếu bạn cảm thấy không ổn, chóng mặt hay như sắp ngất, hãy ngả người xuống và kê cao hai chân. Việc này sẽ giúp tăng huyết áp (nếu đang hạ huyết áp) và chống lại phản ứng vasovagal.

Đánh lạc hướng

Nhìn vào điện thoại và xem những video có thể giúp bạn vui vẻ hay thư giãn sẽ góp phần đánh lạc hướng, làm phân tán sự chú ý của bạn trong lúc tiêm.

Thử liệu pháp tiếp xúc (Exposure Therapy)

Khi mọi người sợ hãi điều gì đó, họ có xu hướng tránh những đồ vật, hoạt động hoặc tình huống khiến họ sợ. Liệu pháp tiếp xúc là một phương pháp điều trị tâm lý được phát triển để giúp mọi người đối mặt với nỗi sợ hãi của họ. Với cách này, bạn dần dần để mình nhìn thấy những thứ làm bạn sợ hãi. Bạn cần thời gian để cải thiện dần, bằng cách nhìn vào hình ảnh của một cây kim, sau đó xem video một người cầm ống tiêm và cuối cùng là chính bạn cầm kim tiêm.

Nếu áp dụng các biện pháp trên nhưng nỗi ám ảnh kim tiêm vẫn không được cải thiện, khiến bạn vẫn đang tránh các loại vaccine và xét nghiệm y tế cần thiết, đã đến lúc bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ về liệu có nên dùng loại thuốc chống lo âu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn có sợ tiêm không?

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm