Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tóc rụng, mỏng và cách xử trí

Tóc mỏng, rụng là hiện tượng sợi tóc mảnh, dễ bị gãy rụng và mọc với tốc độ chậm. Do gãy rụng nhiều mà tốc độ mọc chậm nên tóc đã thưa lại càng thêm thưa. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này gây mất thẩm mỹ , ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người...

1. Nguyên nhân khiến tóc rụng, tóc khô

Tóc rụng, yếu dễ gãy là tình trạng thường gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

Tóc mỏng do di truyền

Đây là nguyên nhân thường gặp, theo đó những người trong gia đình có bố hoặc mẹ có mái tóc yếu mỏng, dễ gãy rụng cũng dễ bị tình trạng này. Trung bình một người có khoảng 150 nghìn sợi tóc, nhưng ở người có gene tóc rụng khiến số lượng tóc ít hơn mức trung bình và di truyền cho đời sau.

Do lối sống, sinh hoạt

 

  • Stress: Tóc rụng nhiều gây thưa, hói đầu ở vùng trán hoặc 2 bên thái dương do khi cơ thể bị căng thẳng quá mức, khiến hệ thống miễn dịch tấn công những tế bào tóc, khiến tóc rụng nhiều mà khó mọc lại.

  • Gội đầu sai cách: Sử dụng loại dầu gội đầu có chất tẩy mạnh, gội không đúng cách, gãi cào quá mạnh… đều khiến da đầu bị tổn thương, dễ kích ứng khiến tóc trở nên yếu mỏng, dễ gãy rụng. Ngoài ra, sau khi gội đầu nếu thường xuyên sấy tóc với nhiệt độ cao cũng khiến tóc dễ bị khô xơ, yếu và gãy rụng.

  • Lạm dụng hóa chất: Khi bạn thường xuyên dùng hóa chất làm tóc (ép tóc thẳng, uốn xoăn…) và nhuộm, tẩy tóc là cách nhanh nhất khiến tóc bị yếu, khô, gãy, rụng.

Tóc mỏng, tóc rụng và mẹo xử trí - Ảnh 1.

Lạm dụng hóa chất làm tóc khiến tóc yếu, khô mảnh và dễ gãy rụng.

  • Chế độ ăn: Chế độ ăn không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mái tóc. Đặc biệt là khi bạn có chế độ ăn kiêng khem tiêu cực để giữ cân nặng thì dinh dưỡng bị thiếu. Việc ăn uống không đủ dưỡng chất, không bổ sung đủ khoáng chất, vitamin và nước cho cơ thể khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến tóc dễ rụng, khó mọc và không bóng mượt.

Do mắc bệnh

 

  • Thiếu máu: Khi thiếu máu thiếu sắt nghĩa là số lượng hồng cầu giảm trong máu cũng là nguyên nhân gây tóc rụng. 

Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, trong đó có da đầu. Nếu thiếu hồng cầu đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy bị suy giảm, lúc này da đầu và chân tóc không đủ oxy, không đủ dinh dưỡng sẽ khiến tóc yếu và rụng nhiều hơn, tóc thưa dần và lộ rõ cả da đầu.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là hội chứng ở nữ giới do lượng hormone nam quá nhiều. Khi dư thừa hormone này khiến cho tóc ở phía trước khó mọc.

  • Bệnh tuyến giáp: Cường giáp, suy giáp… đều khiến tóc yếu và rụng nhiều.

  • Bệnh ở da đầu:  Các bệnh viêm da đầu, nhiều gàu, nấm, vảy nến, mồ hôi dầu... cũng tác động đến sự tăng trưởng của tóc và khiến tóc trở nên mỏng và thưa hơn.

  • Thay đổi nội tiết tố:  Nội tiết tố thay đổi thường xảy ra ở giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn dục. Khi nội tiết tố thay đổi lớn sẽ khiến tóc rụng nhiều. Các trường hợp thay đổi nội tiết tố đột ngột như mang thai, sau sinh thì khi nội tiết cân bằng trở lại có thể tóc sẽ hết rụng mà mọc trở lại. Nhưng với nhiều người, tình trạng rụng tóc này có thể là vĩnh viễn.

2. Điều trị tóc thưa mỏng, dễ gãy

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tóc yếu, mỏng sẽ có phác đồ điều trị. Có nguyên nhân điều trị được nhưng cũng có nguyên nhân chỉ có thể dùng biện pháp hỗ trợ. Ví dụ như tóc yếu mỏng do di truyền thì rất khó trị, còn với các nguyên nhân khác, thì việc dùng thuốc, thay đổi lối sống cũng có thể giúp cải thiện

Với người bị thiếu dưỡng chất, thiếu sắt thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn, bổ sung đủ dinh dưỡng và vi chất, có chế độ ăn cân bằng sẽ nhanh chóng cải thiện tóc gãy rụng, giúp mái tóc mềm đẹp hơn.

Với bệnh buồng trứng đa nang hoặc bệnh tuyến giáp, khi lượng hormone được cân bằng lại thì hiện tượng tóc yếu mỏng, gãy rụng cũng được cải thiện.

Thay đổi lối sống tích cực, giảm stress, hạn chế sử dụng hóa chất cho mái tóc, tăng cường luyện tập không chỉ giúp cải thiện sức khỏe nói chung mà còn giúp mái tóc khỏe hơn.

Ngoài ra, có thể dùng các mẹo, tuy không quá cầu kỳ phức tạp, nhưng cần kiên trì để giúp mái tóc khỏe hơn.

Ủ tóc với hỗn hợp gelatin + tinh dầu dưỡng tóc

Hòa 1 gói gelatin với nước và một chút tinh dầu dưỡng tóc để được một hỗn hợp dẻo. Sau đó thoa đều lên tóc, massage trong khoảng vài phút rồi gội bằng dầu gội nhẹ nhàng. Mỗi tuần thực hiện 2 lần, trong khoảng 3 tháng trở lên sẽ giúp tóc khỏe hơn.

Tóc mỏng, tóc rụng và mẹo xử trí - Ảnh 3.

Bệnh lý ở da đầu cũng khiến tóc rụng, gãy...

Ủ tóc với hỗn hợp trứng gà + sữa chua không đường

Lòng trắng trứng rất giàu protein, biotin và vitamin B12. Trộn hỗn hợp lòng trắng trứng với sữa chua không đường rồi thoa đều lên tóc. Nhẹ nhàng massage khoảng 10 phút, sau đó ủ tóc khoảng 1 giờ đồng hồ rồi gội đầu lại. Mỗi tuần thực hiện 1-2 lần, trong khoảng 1-2 tháng bạn sẽ thấy tóc mềm mượt và dày hơn.

Ủ tóc với hỗn hợp trứng gà + quả bơ + dầu oliu

Lấy 1 lòng đỏ trứng gà, ½ quả bơ và một ít dầu oliu, trộn nhuyễn thành hỗn hợp. Sau đó thoa đều, massage tóc khoảng 5-10 phút. Ủ tóc thêm khoảng 10-15 phút rồi gội lại sạch. Mỗi tuần thực hiện 1-2 lần sẽ mang lại kết quả mái tóc khỏe, mềm mượt trong khoảng 2-3 tháng.

Khi tóc rụng quá nhiều, cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị nguyên nhân.

 

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc khiến tóc rụng, nhanh bết.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm