Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các thuốc điều trị thiếu máu

Bài viết này sẽ giúp cung cấp thêm thông tin về các loại bệnh và các loại thuốc điều trị thiếu máu.

Có nhiều loại thiếu máu khác nhau và mỗi loại lại có nguyên nhân riêng biệt. Một số trường hợp thiếu máu có thể không cần sử dụng thuốc để điều trị, một số loại khác thì lại đáp ứng tốt với các loại thuốc, thậm chí chất bổ sung như sắt, vitamin B12, folate.

Thiếu máu là tình trạng sức khỏe khi nồng độ tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể quá thấp. Điều này khiến cho các cơ quan trong cơ thể khó lấy oxy từ máu hơn. Có rất nhiều loại thiếu máu, mỗi loại có một nguyên nhân gây ra riêng biệt. Một số trường hợp chỉ là tạm thời và có thể cải thiện một cách dễ dàng, nhưng cũng có một số trường hợp là tình trạng mạn tính và cần kiểm soát trong thời gian dài. Bất kể vì lý do gì, đa số trường hợp thiếu máu đều gây ra các triệu chứng giống nhau, bao gồm mệt mỏi, chóng mặt và hơi thở nông. 

Các loại thuốc điều trị thiếu máu

Một số loại thiếu máu có thể không cần dùng thuốc. Các loại khác đáp ứng tốt với thuốc, bao gồm cả các chất bổ sung cụ thể. Phác đồ điều trị bệnh thiếu máu sẽ tùy thuộc vào loại thiếu máu mà bạn mắc phải và nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu:

Chất bổ sung sắt

Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể không có đủ sắt để tạo ra huyết sắc tố - một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Chất bổ sung sắt, còn được gọi là sắt sunfat, có thể giúp xây dựng và bổ sung lượng sắt trong cơ thể. Trước khi sử dụng bạn cần sự tư vấn của  bác sĩ về liều lượng phù hợp. Để cải thiện khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm chức năng của cơ thể, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn bổ sung vitamin C cùng lúc để giúp tăng lượng sắt mà cơ thể hấp thụ.

Đọc thêm thông tin tại: Những điều cần biết về thiếu máu thiếu sắt và lão hóa

Thuốc kích thích tạo hồng cầu

Erythropoietin (EPO) là một loại hormone được sản xuất bởi thận. Hormone này giúp kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh thận mãn tính, có thể ảnh hưởng đến lượng EPO mà thận tạo ra. Nồng độ EPO quá thấp có thể dẫn đến lượng tế bào hồng cầu thấp, gây thiếu máu.

Điều trị thiếu máu do nồng độ EPO thấp thường bao gồm các chất kích thích erythropoietin dạng tiêm (ESA). Đây là các chất tổng hợp của EPO mà cơ thể tạo ra. Thuốc này có thể giúp kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Bạn cũng có thể tự tiêm ESA tại nhà.

Thực phẩm bổ sung hoặc thuốc tiêm

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ thường do thiếu vitamin B12 và folate. Khi nồng độ của các vitamin này quá thấp, tủy xương có thể tạo ra các tế bào hồng cầu có kích thước lớn hơn các tế bào hồng cầu thông thường. Điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ bao gồm bổ sung vitamin B12 và folate để giúp kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Một số người bị thiếu máu do mắc bệnh tự miễn dịch được gọi là thiếu máu ác tính ngăn cản sự hấp thu vitamin B12. Với các trường hợp thiếu máu này, tiêm vitamin B12 thường cần thiết để điều trị bệnh. Các mũi tiêm thường được tiêm hàng ngày hoặc hàng tuần cho đến khi nồng B12 nằm trong giới hạn bình thường.

 

Thuốc điều trị bệnh hiện có

Thông thường, điều trị tình trạng cơ bản đang tác động đến quá trình sản xuất hồng cầu, giúp giải quyết các triệu chứng thiếu máu. Điều này có thể bao gồm thuốc để điều trị các tình trạng viêm nhiễm, nhiễm virus hoặc một số loại ung thư.

Các phương pháp điều trị thiếu máu khác

Tùy thuộc vào loại thiếu máu mà bạn mắc phải, phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn: Thay đổi chế độ ăn có thể giúp giải quyết một số loại thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này có thể bao gồm bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn hoặc thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin B, folate hoặc vitamin C.
  • Truyền máu: Bạn có thể cần truyền máu sau khi bị mất máu nhiều do chấn thương, phẫu thuật hoặc sinh con. Truyền máu cũng có thể cần thiết nếu bạn bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, hoặc một dạng thiếu máu nguyên hồng cầu nặng, bệnh thalassemia hoặc thiếu máu bất sản.
  • Ghép tủy xương: Ghép tủy xương liên quan đến việc cấy ghép các tế bào được tìm thấy trong tủy xương (tế bào gốc) để thúc đẩy sự phát triển của các tế bào máu mới khỏe mạnh. Đây có thể là một lựa chọn cho các dạng thiếu máu bất sản nghiêm trọng hơn, thiếu máu liên quan đến các bệnh về tủy xương, bệnh thalassemia và thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Đọc thêm thông tin tại: Làm thế nào để giảm triglyceride trong máu?

Có thể điều trị thiếu máu bằng thuốc không kê đơn không?

Một số chất bổ sung không kê đơn (OTC) có thể giúp điều trị bệnh thiếu máu do lượng sắt thấp hoặc thiếu vitamin. Tuy nhiên, các chất bổ sung có thể có tác dụng phụ và có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Ngoài ra, các loại thuốc này có thể gây nguy hiểm khi dùng liều cao hơn mức cần thiết. Do đó, bạn cần được hướng dẫn rõ ràng từ bác sĩ về liều lượng chính xác và tần suất bạn cần dùng bất kỳ chất bổ sung nào. Các chất bổ sung không kê đơn có thể giúp điều trị một số loại thiếu máu bao gồm: Sắt, vitamin B12, vitamin B9 (folate)

Một số loại thiếu máu cần dùng thuốc, trong khi những loại khác thì không. Thông thường, thuốc hoặc chất bổ sung như: sắt, vitamin B12 và folate có thể là một phần của phác đồ điều trị tổng thể. Ngoài ra, cũng có các phương pháp điều trị khác. Do đó trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào bạn cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm