Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 loại vaccine người cao tuổi nên tiêm

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người cao tuổi có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vaccine là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.

1. Vaccine cúm

Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 12.000 - 52.000 người chết mỗi năm do các nguyên nhân liên quan đến cúm. Mỗi năm có hàng trăm nghìn người đã phải nhập viện vì bệnh cúm. Người cao tuổi có nguy cơ cao nhất mắc bệnh nặng và tử vong do cúm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ 70% -  85% ca tử vong liên quan đến cúm là ở người lớn từ 65 tuổi trở lên. Từ 50% - 70% số ca nhập viện liên quan đến cúm xảy ra ở nhóm tuổi này.

2. Vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà

Nếu bạn sắp có cháu, bác sĩ có thể khuyên bạn tiêm vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà nếu bạn chưa tiêm vaccine khi còn là thanh thiếu niên. Bảo vệ bạn khỏi bệnh ho gà là đặc biệt quan trọng, vì nó có thể truyền sang trẻ sơ sinh mà tình trạng nhiễm trùng thường nghiêm trọng. Từ năm 2000 - 2017, 84% trường hợp tử vong do ho gà là ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Ngay cả khi bạn không có cháu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nên tiêm liều tăng cường vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà hoặc vaccine uốn ván-bạch hầu cứ sau 10 năm.

3. Vaccine phế cầu khuẩn

Trong khi bệnh ho gà thường lây từ người lớn sang trẻ nhỏ thì phế cầu một loại vi khuẩn có thể gây viêm phổi, viêm màng não, viêm não và các bệnh nghiêm trọng khác thường có thể lây từ trẻ em sang người cao tuổi. Ở trẻ em, phế cầu thường gây ra các bệnh nhẹ như viêm tai. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, phế cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi, có nhiều khả năng gây tử vong.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nguy cơ tử vong do viêm phổi ở những người từ 75 - 84 tuổi cao gấp ba lần so với những người từ 65 - 74 tuổi. Ở những người từ 85 tuổi trở lên, nguy cơ này tăng hơn 10 lần so với nhóm tuổi 65 - 74.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên tiêm vaccine cúm cho người cao tuổi trước nguy cơ dịch chồng dịch?

4. Vaccine phòng bệnh zona

Nếu bạn từ 50 tuổi trở lên, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm phòng bệnh zona. Điều này đúng ngay cả khi bạn đã từng bị bệnh zona (hay còn gọi là herpes zoster) trong quá khứ. Bệnh zona là một bệnh nhiễm virus gây phát ban phồng rộp, đau đớn. Nó hiếm khi gây tử vong, nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau thần kinh sau herpes và herpes zoster nhãn khoa. Người cao tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch có nhiều khả năng phải nhập viện vì bệnh zona.

Bạn không thể truyền bệnh zona cho cháu của bạn. Tuy nhiên, nếu cháu của bạn chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, bạn có thể tiêm vaccine thủy đậu cho cháu nếu cháu đang mắc bệnh zona. Bệnh zona gây ra bởi cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu (virus varicella-zoster). Khi bạn đã từng bị nhiễm bệnh thủy đậu, virus này sẽ không hoạt động trong cơ thể bạn và có thể kích hoạt lại sau này trong cuộc đời để gây ra bệnh zona.

5. Vaccine MMR

Những người từ 19 - 64 tuổi sinh năm 1957 trở về sau mà không có bằng chứng miễn dịch với bệnh sởi, quai bị hoặc rubella, nên tiêm một đến hai liều vaccine MMR. Bệnh sởi từng rất phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam cho đến khi vaccine sởi được phổ biến rộng rãi. Thông qua các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt, số ca mắc bệnh sởi đã giảm đi nhiều, tuy nhiên hàng năm vẫn có rất nhiều người, đa số là trẻ em nhập viện vì bệnh sởi. Cá biệt có năm 2018, dịch sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước.

Như đã nói, sự lan truyền của các thông điệp chống tiêm chủng ("anti-vaccine") đã dẫn đến việc giảm sử dụng vaccine MMR (sởi, quai bị và rubella). Kết quả là bệnh sởi đã quay trở lại mạnh mẽ.

Người cao tuổi có nhiều khả năng gặp các biến chứng nghiêm trọng nếu họ mắc bệnh sởi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, cứ 5 người sinh năm 1957 trở đi chưa được tiêm phòng sẽ có 1 người phải nhập viện nếu mắc bệnh sởi, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu.

6. Vaccine phòng ngừa COVID-19

Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng. Mặc dù trẻ nhỏ ít có khả năng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng nếu bị nhiễm bệnh, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng vốn đã "an toàn" trước COVID-19. Trong khi nhiều người sẽ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cuối cùng phải nhập viện. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim bẩm sinh, trong số các bệnh nền khác.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm