Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Yoga cho vùng bụng khỏe mạnh

Bụng là nơi khí huyết bị ứ trệ nhiều nhất, sinh các bệnh: đau dạ dày, ăn kém tiêu, sình bụng, táo bón, gan to, lách to... Tập thể dục Yoga làm cho các cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu mạnh lên, GIÚP BỤNG THON GỌN, giải quyết các bệnh mạn tính.

Xoa tam tiêu

Tam tiêu chia cơ thể làm 3 vùng: vùng bụng dưới (hạ tiêu); vùng bụng trên (trung tiêu) và vùng ngực thượng tiêu .

- Vùng bụng dưới có bộ phận sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột non, đám rối thần kinh hạ vị.

- Vùng bụng trên có dạ dày, ruột non, tụy tạng (lá lách) đám rối thần kinh, gan và lách.

- Vùng ngực có tim, phổi, đám rối thần kinh tim và phổi.

Xoa hạ tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức. Xoa vòng một theo chiều 10 - 20 lần và ngược lại cùng 10 - 20 lần tùy sức, thở tự nhiên.

 

 

Xoa trung tiêu:

- Tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức, xoa 10 - 20 lần mỗi chiều, thở tự nhiên.

- Vuốt từ vùng xương cùng cụt theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay phiên nhau mỗi bên 10 - 20 lần. Có ảnh hưởng đến gan mật và lá lách.

Xoa thượng tiêu: đặt bàn tay ngay ra úp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên, hai cánh tay ốp vào lồng ngực rồi xoa vòng tròn theo một chiều 10 - 20 lần rồi đổi chiều ngược lại 10 - 20 lần. Thở tự nhiên.

Xoa vòng ngực, thân bên và bụng

- Lấy tay bên này luồn dưới nách qua bên kia tới tận phía sau lưng; đầu, thân, mình cùng quay hẳn sang phía ấy rồi vuốt ngang qua vùng ngực đến bên này, đồng thời đầu, thân mình cùng quay theo đến cực độ về hướng đó, cổ và mắt cố gắng ngó cực độ phía sau lưng.

- Đổi tay và cùng làm động tác y như vậy, dần dần từ trên ngực hạ thấp từng mức đến bụng dưới, mỗi chỗ 5 - 10 lần. Cuối cùng vuốt bụng từ dưới lên trên 5 - 10 lần. Thở tự nhiên.

Đi thẳng mông

Chuẩn bị: ngồi sát phía thành giường, hai chân đưa ra trước.

Động tác: dùng phần xương ụ ngồi của xương chậu thay phiên nhau nhấc thân đi tới thanh giường phía bên kia. Thở sâu tự nhiên mỗi khi nhấc thân tới trước. Có thể đi tới rồi đi lui.

 

 

Tác dụng: vận chuyển khớp xương cùng chậu và khớp xương mu, các cơ dính liền với xương chậu làm cho khí huyết lưu thông ở vùng chậu, phòng và trị các bệnh ở vùng chậu và bụng dưới.

Ngồi trên chân, kiểu viên đe

Chuẩn bị: ngồi trên hai chân xếp lại, hai ngón chân cái đụng vào nhau, lưng thẳng hơi ưỡn ra phía sau, hai bàn tay để tự nhiên trên gối đùi.

Động tác: hít vô tối đa; trong thời giữ hơi, dao động qua lại từ 2 - 6 cái; thở ra triệt để và cúi đầu đụng giường, ép bụng đẩy hết hơi trọc ra ngoài. Làm như vậy từ 10 - 20 hơi thở

 

 

Tác dụng: ngồi kiểu viên đe rất thoải mái, thở chú ý ép bụng dưới, càng thở nhiều càng tốt. phòng và chữa các bệnh ở hệ sinh dục, di tinh, liệt dương.

Đưa quả tạ lên trên và đằng sau

Chuẩn bị: hai chân đứng chữ nhân. Nắm chặt hai quả tạ trong hai tay (nặng vừa sức, khoảng 1 - 1,5kg mỗi quả).

Động tác: đưa hai tay thẳng lên đằng trước và lên trên, cố gắng đưa ra phía sau càng nhiều càng tốt, hít vô tối đa; giữ hơi, dao động trước sau từ 2 - 6 cái; đưa hai tay ra đằng trước, hạ tay xuống đưa ra phía sau, càng xa càng tốt, đồng thởi thở ra triệt để, có ép bụng thật mạnh, càng cố gắng đưa tay ra phía sau thì ép bụng càng mạnh, giữ tư thế ép bụng triệt để 2 - 3 giây. Làm động tác như vậy 2 - 5 hơi thở.

Tác dụng: động tác này giúp thót bụng dưới rất mạnh, rất hữu ích cho những người bụng phệ, bụng nhão.

Có thể làm động tác đưa tay ra hai bên.

BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Đau - Cơ sở 3 Đại học Y Dược TP.HCM) - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm