Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm và sưng đột ngột của niêm mạc dạ dày. Bệnh thường gây đau dữ dội và diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Viêm dạ dày cấp

Nguyên nhân

Viêm dạ dày cấp xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện cho các acid dịch vị gây kích thích. Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ví dụ như:

  • Các thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAIDs) và corticoid
  • Nhiễm H. pylori
  • Uống quá nhiều rượu

Sử dụng các thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs và corticoid là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày cấp. Khoảng 20-50% các trường hợp viêm dạ dày cấp ở Mỹ gây ra bởi H. pylori.

Những nguyên nhân khác ít gặp hơn bao gồm:

  • Nhiễm virus
  • Căng thẳng quá mức
  • Các rối loạn miễn dịch có thể làm hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc dạ dày
  • Các bệnh tiêu hóa, ví dụ như bệnh Crohn
  • Trào ngược dịch mật
  • Sử dụng cocain
  • Ngộ độc các chất gây ăn mòn
  • Phẫu thuật
  • Suy thận
  • Thở máy

Các yếu tố nguy cơ

  • Uống thuốc NSAIDs
  • Uống corticoid
  • Uống nhiều rượu
  • Trải qua phẫu thuật lớn
  • Suy thận
  • Suy gan
  • Suy hô hấp

Triệu chứng

Một số người bị viêm dạ dày cấp mà không có bất kì triệu chứng nào. Nhưng những người khác có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Chán ăn
  • Khó tiêu
  • Đi ngoài phân đen
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Nôn ra máu
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Cảm giác đầy bụng sau khi ăn

Một vài triệu chứng trong viêm dạ dày cấp cũng có thể  gặp ở các bệnh lí khác. Vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng trên, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị chính xác.

Chẩn đoán

Một vài xét nghiệm có thể được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán viêm dạ dày cấp cùng với việc khai thác các triệu chứng của bạn.

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm máu, nước bọt, làm test thở để tìm sự có mặt của H. pylori
  • Xét nghiệm tìm máu trong phân
  • Nội soi dạ dày
  • Sinh thiết mô dạ dày
  • Xquang hệ tiêu hóa

Điều trị

Một vài trường hợp viêm dạ dày cấp có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cần được điều trị. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Thuốc

Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng acid như Pepto-Bismol và sữa có chứa Magie có thể trung hòa acid dạ dày
  • Thuốc kháng H2 ví dụ như famotidine (Pepcid) và cimetidine (Tagamet) làm giảm sản xuất acid
  • Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole (Prilosec) và es omeprazole (Nexium) có tác dụng hạn chế sự sản xuất acid của dạ dày

Kháng sinh chỉ cần thiết nếu bạn bị nhiễm khuẩn, ví dụ như H. pylori.

Bác sĩ có thể khuyến cáo bạn dừng sử dụng NSAIDs hoặc corticoid để theo dõi. Tuy nhiên, không tự ý dừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc tại nhà

Thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm dạ dày cấp.

  • Tránh hoặc hạn chế uống rượu
  • Không ăn các thức ăn chua, cay, chiên rán
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ
  • Giảm căng thẳng

Tiên lượng

Tiên lượng của viêm dạ dày cấp tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Thường bệnh sẽ đáp ứng nhanh chóng với điều trị. Tuy nhiên, một vài trường hợp điều trị thất bại, bệnh có thể chuyển thành viêm dạ dày mạn tính.

Viêm dạ dày cấp có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Phòng bệnh

Bạn có thể làm giảm nguy cơ viêm dạ dày cấp bằng một vài biện pháp đơn giản sau đây:

  • Rửa tay với nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm H. pylori.
  • Nấu chín thức ăn.
  • Hạn chế uống rượu
  • Chỉ sử dụng NSAIDs khi thật cần thiết và sử dụng trong thời gian ngắn. Uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây kích thích dạ dày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về nhiễm trùng H. pylori

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm