Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao ngồi nhiều lại không tốt cho sức khỏe?

Ngồi hàng giờ trên ghế có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu vì sao bạn nên thường xuyên đứng dậy hơn.

Ngồi nhiều hoặc một lối sống ít vận động có thể gây cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Đồng thời gây ảnh hưởng nhiều đến cơ quan khác trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Những ảnh hưởng này bao gồm:

  1. Tổn thương tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy những người ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi so với những người di chuyển thường xuyên.

  1. Gây giảm tuổi thọ

Những người ngồi quá nhiều có thể có nguy cơ tử vong cao hơn vì bất kỳ lý do nào trong một khoảng thời gian dài. Tập luyện thể dục hàng ngày giúp cải thiện tình trạng này.

  1. Tăng nguy cơ bị đãng trí

Nếu ngồi quá nhiều, máu sẽ bị giảm lưu thông lên não và gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ, tăng huyết áp và cholesterol cao. Vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý này.

  1. Ảnh hưởng đến sự năng động

Ngồi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của việc tập thể dục. Ngay cả khi bạn tập luyện 7 giờ một tuần cũng không thể cải thiện được tác động của việc ngồi 7 giờ liên tục. Vì vậy, đừng hủy hoại hết công sức tập luyện chăm chỉ của bạn. Hãy vận động nhiều hơn.

  1. Tăng tỷ lệ mặc bệnh đái tháo đường

Ngồi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường bởi vì cơ thể sẽ tiêu thụ ít calo hơn. Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng, nhưng các bác sĩ cho rằng ngồi nhiều sẽ làm cho cơ thể thay đổi phản ứng insulin và hormone với việc sử dụng đường để cung cấp năng lượng.

  1. Có thể mắc chứng tắc nghẽn tĩnh mạch

Huyết khối tĩnh mạch là cục máu đông hình thành ở dưới chân và nguyên nhân là do bạn ngồi quá lâu. Nguy hiểm hơn nếu cục máu đông vỡ ra và bị lưu lại ở phổi. Một số người có thể bị đau và sưng, nhưng một số người khác lại không có triệu chứng này.

  1. Gây tăng cân

Ngồi xem tivi và lướt web hàng giờ có thể làm tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Mặc dù cho bạn tập thể dục mỗi ngày, điều đó cũng không thể cải thiện ảnh hưởng của việc ngồi sử dụng các thiết bị quá lâu.

  1. Có thể gây lo âu cực độ

Nguyên nhân là bạn thường xuyên ở một mình và sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên. Ảnh hưởng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra những lo lắng đột biến. Thêm vào đó, thời gian ở một mình quá nhiều sẽ làm cho bạn bè và người thân dần rời xa, và nó cũng gây nên những sự lo lắng không đáng có.

  1. Phá hỏng lưng

Tư thế ngồi gây áp lực rất lớn đến các cơ ở lưng, cổ và cột sống. Nó thậm chí còn tệ hơn khi trượt thõng vai xuống. Hãy tìm một chiếc ghế làm việc có chiều cao phù hợp và hỗ trợ lưng ở những vị trí thích hợp. Tuy nhiên, cho dù chiếc ghế đó có thoải mái đến đâu, lưng vẫn chịu ảnh hưởng rất xấu khi ngồi quá lâu. Hãy đứng dậy và đi lại trong một vài phút mỗi nửa tiếng để giúp cột sống luôn thẳng.  

  1. Nguy cơ giãn tĩnh mạch

Ngồi quá lâu có thể làm cho máu giữ lại ở chân lâu hơn. Điều này gây tăng áp lực trong tĩnh mạch và dẫn đến sưng, xoắn hoặc phình tĩnh mạch – hay còn gọi là giãn tĩnh mạch. Bạn cũng có thể nhìn thấy các tĩnh mạch hình mạng nhện do các bó mạch bị đứt gần đó. Giãn tĩnh mạch thường không phải là tình trạng cấp cứu nhưng có thể gây đau nhức. Khi cảm thấy đau nhức, bạn nên đi khám để cải thiện tình trạng này.

  1. Ảnh hưởng đến xương

Người cao tuổi không vận động có thể dễ bị loãng xương và có thể dần dần không thể thực hiện được các hoạt động cơ bản hàng ngày như đi tắm hoặc vệ sinh cá nhân.

  1. Tăng nguy cơ ung thư

Ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, nội mạc tử cung hoặc ung thư phổi. Càng ngồi lâu tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Phụ nữ lớn tuổi cũng có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn nếu ngồi lâu trong thời gian dài.

Cải thiện thói quen xấu này như thế nào?

Thói quen ngồi nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ở cả hiện tại và tương lai. Bạn có thể cải thiện tình trạng này ngay cả khi đang đi làm. Hãy đứng dậy vươn vai hoặc đi lại xung quanh bàn làm việc sau mỗi 30 - 45 phút để quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cần làm gì khi bị đau cơ sau tập luyện thể thao?

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo WebMD) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm