Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Văn phòng, toà nhà có bệnh nhân COVID-19, cần xử lý thế nào?

HCDC vừa ban hành công văn hướng dẫn tạm thời xử lý văn phòng tòa nhà làm việc khi phát hiện bệnh nhân COVID-19.

Trước tình hình dịch COVID-19 gia tăng, đặc biệt ghi nhận trường hợp khi phát hiện đã xuất hiện tình trạng lây nhiễm giữa người làm việc chung tại công ty, tòa nhà văn phòng, HCDC ban hành công văn hướng dẫn tạm thời xử lý văn phòng tòa nhà làm việc có ca COVID-19.

Văn phòng, toà nhà có bệnh nhân COVID-19, cần xử lý thế nào? - 1

HCDC hướng dẫn tạm thời xử lý văn phòng tòa nhà làm việc khi phát hiện ca bệnh COVID-19.

Cụ thể, HCDC đề nghị khi gặp tình huống bệnh nhân COVID-19 (F0) xuất hiện tại công ty, tòa nhà văn phòng thì nơi này phải điều tra xác định người tiếp xúc với ca bệnh qua khai thác thông tin lịch trình của ca bệnh; lập danh sách người tiếp xúc qua truy xuất camera và các biện pháp điều tra dịch tễ khác. Đồng thời, phải phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ tòa nhà. Người lao động sẽ được trở lại làm việc khi cách ly đủ thời gian quy định và phải có xét nghiệm âm tính.

Trường hợp tiếp xúc gần (F1) là người cùng làm với F0 hoặc có tiếp xúc dưới 2 mét với F0 thì phải cách ly tập trung 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 5 lần vào ngày 1,5,10,15 và ngày 20. 

Trường hợp tiếp xúc xa/nguy cơ thấp (F1 xa), người làm cùng tòa nhà văn phòng cùng thời gian với F0 thì phải cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần vào ngày 1, ngày 5 và ngày 14.

Người tiếp xúc với các F1 nguy cơ cao (F2) sẽ phải cách ly tại nhà kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần: ngày 1 và ngày 5

Để làm giảm nguy cơ lây nhiễm tại các tòa nhà, HCDC đề nghị các công ty, văn phòng thực hiện các biện như tăng cường lưu thông không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào và sử dụng quạt tại phòng làm việc, phòng họp; không tập trung quá 10 người trong 1 phòng làm việc; luôn mang khẩu trang trong quá trình làm việc, hội họp...

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Báo cáo khoa học: ảnh hưởng của COVID-19 trên sức khỏe thần kinh và tâm thần sau 6 tháng ở các bệnh nhân đã hồi phục.

KHUẤT NGUYÊN - Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm