Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 triệu chứng mắc COVID-19 của người đã tiêm vaccine

Triệu chứng mắc COVID-19 ở người đã tiêm vaccine khác nhiều so với các bệnh nhân thông thường.

Bạn vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine vì cơ thể mất vài tuần để phát triển kháng thể chống lại căn bệnh này.

Nhưng các chuyên gia cho biết những người thuộc diện trên có triệu chứng khác với người chưa tiêm vaccine bị nhiễm COVID-19. Nguy cơ bị sốt ít hơn 70%, mệt mỏi ít hơn 55%. Ngoài ra, họ cũng không bộc lộ rõ rệt các triệu chứng bệnh căn bản như ớn lạnh, đau đầu, mất khứu giác, vị giác. 

Hắt hơi phổ biến ở những người dưới 60 tuổi đã tiêm vaccine nhưng vẫn mắc COVID-19. Đây là biểu hiện quen thuộc của người bị cúm hoặc cảm lạnh, hiếm khi xuất hiện ở các ca bệnh COVID-19 chưa chủng ngừa.

Ngoài ra, người mắc COVID-19 sau tiêm vaccine cũng nhanh chóng bị hụt hơi, khó thở. Nếu cảm thấy căng thẳng, những người có biểu hiện như vậy nên đi xét nghiệm SARS-CoV-2 để phòng ngừa.

4 triệu chứng mắc COVID-19 của người đã tiêm vaccine - 1

(Ảnh minh họa: The Jakartapost)

Một triệu chứng bệnh hay gặp khác là đau tai. Bệnh nhân COVID-19 thông thường hay phàn nàn về chứng ù tai. Với người đã tiêm vaccine, biểu hiện này nặng hơn. Họ thường bị đau vài ngày sau đó.

Triệu chứng cuối cùng cần cảnh giác là sưng ở nách hoặc cổ. Dấu hiệu này ít thấy hơn. Nhiều bệnh nhân cho biết hiện tượng trên tự biến mất sau vài ngày.

Các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu về các bệnh nhân ở Anh bằng ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng COVID-19. Trong số 1,1 triệu người dùng ứng dụng đã tiêm liều vaccine đầu tiên, gần 2.400 người (0,2%) có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong số nửa triệu người đã tiêm hai liều, 187 người (0,03%) có kết quả dương tính vài tuần sau đó.

Thống kê theo một cách khác, nguy cơ mắc COVID-19 ở người chưa tiêm vaccine là 1 trong 17.000 người; tiêm 1 liều (1/32.000); tiêm 2 liều (1/68.000).

Như các nghiên cứu đã chứng minh, mọi người vẫn sẽ bị nhiễm bệnh và có thể lây cho người khác dù đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, vaccine dường như đang làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, mặc dù một số rất nhỏ vẫn có thể phải nhập viện. Những người được chủng ngừa có khả năng mắc bệnh nặng thấp hơn 49%.

Bệnh nhân ít phải đến bệnh viện để điều trị hơn 64% so với những người không được tiêm chủng.

Xét về đối tượng có nhiều nguy cơ bị COVID-19 sau khi tiêm vaccine, phụ nữ có tỷ lệ cao hơn, chiếm gần 70% các trường hợp.

Dữ liệu cho thấy những người dưới 60 tuổi, béo phì và sống ở những nơi thiếu thốn là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm COVID-19 sau tiêm vaccine.

Những người khỏe mạnh ít có khả năng mắc bệnh hơn, đặc biệt nếu họ tránh xa đồ ăn vặt.

Các nhà khoa học cho biết tác dụng của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và bệnh béo phì.

Người già trên 60 tuổi có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn gần ba lần nếu họ bị ốm yếu. Những người bị hen suyễn, phổi và các bệnh nền dễ bị mắc bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lây truyền COVID-19 sau khi tiêm chủng: Những điều cần biết.

Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm