Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vai trò các bữa phụ trong điều trị suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng thường đi kèm với biếng ăn, trong khi đây lại là đối tượng cần ăn tăng cường hơn những trẻ khác để tạo đà phát triển cho bắt kịp chuẩn tăng trưởng.

Vai trò các bữa phụ trong điều trị suy dinh dưỡng

Nhưng làm thế nào để “bồi dưỡng” được cho trẻ suy dinh dưỡng? Đây là một câu hỏi thực sự “hóc búa”. Trong rất nhiều trường hợp đến khám tại Viện Dinh Dưỡng, nhiều gia đình đã thực sự phải “bó tay.com” với những cô cậu cứ đến bữa là không chịu ăn.

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn theo khẩu vị

Thực ra nhiều trẻ biếng ăn và sợ ăn cơm, cháo, hay không thích các món ăn truyền thống Việt Nam, nhưng nếu gia đình chịu khó thay đổi thực đơn, tìm hiểu các phong cách ăn của các nước khác như ăn súp, mỳ, bánh mỳ, … thì trẻ lại chịu ăn hơn. Với trẻ lớn đã có khẩu vị riêng, gia đình nên hỏi ý kiến trẻ trước khi nấu ăn, cố gắng tạo điều kiện cho trẻ được ăn đúng ý thích sẽ giúp trẻ ăn tốt hơn nhiều so với áp đặt món ăn cho trẻ. Do điều kiện kinh tế ngày nay khác với mấy chục năm trước, chịu ảnh hưởng các hiệu ăn kiểu Tây và các nội dung quảng cáo trên mạng, trên tivi, ngày nay rất nhiều trẻ thích ăn đồ Tây, đồ Ý như khoai tây chiên, gà rán, mì sốt thịt bò xay, bánh mì hamburger… Nhiều gia đình cho rằng đây là những thức ăn nhanh nhiều đạm, béo không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nhưng trẻ em lại đang cần ăn nhiều đạm động vật để có nhiều acid amin quý và cần nhiều chất béo cho các chức năng tăng trưởng của cơ thể, nhất là ở những trẻ đang suy dinh dưỡng nhẹ cân (tức là thiếu đạm và năng lượng) thì lại rất phù hợp với những kiểu ăn đồ Tây này. Vì vậy rất nên khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ ăn theo thực đơn và đồ ăn Tây nếu điều này giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.

(Ảnh minh họa)

Bữa ăn phụ cho trẻ suy dinh dưỡng

Với những trẻ đang cần tăng cường bữa phụ, có thể sắp xếp 2-3 bữa phụ/ngày theo các giờ sau: giữa buổi sáng (9h30-10h), giữa buổi chiều (khoảng 15h), hoặc có thể cho trẻ ăn bữa phụ ngay khi tan học nếu buổi chiều trẻ không ăn gì ở trường; Ngoài ra có thể tăng thêm 1 bữa phụ tối trước khi đi ngủ. Các bữa phụ cho trẻ nên thay đổi theo mùa. Mùa đông cần nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể, nên cho trẻ ăn những món ăn phụ giàu năng lượng như súp khoai tây thịt bò xay, súp bí đỏ kem tươi, cháo gà, bánh mì nhúng sữa, sữa bột pha - lý tưởng nên ăn thêm bánh quy (hoặc những loại bánh khác), formai, bánh kem, sô cô la, nước ca cao nóng, hoa quả nhiều năng lượng như chuối, xoài; Mùa hè nên cho trẻ ăn bữa phụ với năng lượng có thể thấp hơn nhưng cung cấp nhiều vitamin và nước như sữa chua, sữa tươi, nước hoa quả ngọt tươi, các loại chè, bánh caramen…

Trong các bữa phụ, để giúp tăng năng lượng cần chú trọng các thành phần chất béo, đạm động vật, sữa và các chế phẩm sữa như formai, sữa chua, caramen, váng sữa…hoa quả ngọt chín trong các bữa phụ ngọt.

Cần tăng cường chất béo vì đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, với cùng một trọng lượng chất béo cung cấp năng lượng cao hơn gấp đôi so với chất đạm và chất bột: ngoài ra chất béo giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, cần tăng thêm lượng dầu, mỡ cho trẻ SDD để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng tăng cao của trẻ, trong đó nên ưu tiên mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hoá của trẻ. Do vậy cháo- súp gà sẽ là một lựa chọn bữa phụ rất tốt cho trẻ nếu hợp khẩu vị.

Sữa là nguồn cung cấp đạm với các acid amin quý và dễ hấp thu, là nguồn cung cấp nhiều canxi hữu cơ và các yếu tố vi lượng rất dễ hấp thu. Vì thể sữa được coi là loại thực phẩm có thành phần hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ và cả cho sức khỏe mọi người. Cho trẻ uống sữa, ăn pho mát mềm, ăn sữa chua đều là những bữa phụ lý tưởng.

Trứng gà là thức ăn bổ, rất tốt cho trẻ em. Trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng có nhiếu chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng, do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên cho ăn lòng đỏ. Thành phần chủ yếu của lòng trắng trứng là đạm, vì thế nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn trứng cả quả. Không chỉ nên dùng trứng trong bữa ăn chính, mà ở dạng trứng luộc rất tiện cho trẻ mang đến trường dùng làm bữa ăn phụ vừa ngon, bổ, rẻ vừa tiện lợi. Với trẻ em thường không có vấn đề cholesterol máu cao, vì thế nếu trẻ thích ăn trứng, nên tăng cường cho trẻ ăn hàng ngày 1-2 quả rất tốt cho sức khỏe.

Về hoa quả tươi cũng nên tăng cường cho trẻ SDD ngày 1-2 bữa phụ vì có chứa nhiều các acid hữu cơ có tác dụng kích thích tiêu hoá. Một số quả như dứa có men bromelin, đu đủ có men papain giúp trẻ tiêu hoá tốt thức ăn. Chuối, hồng xiêm có tác dụng tốt với tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá. Nên cho trẻ ăn đa dạng quả để có được nhiều loại vitamin và khoáng, nhất là hoa quả chin ngọt nhiều đường fructose cao năng lượng và dễ hấp thu.

Với một số thông tin trên, hy vọng sẽ giúp các gia đình có thể chuẩn bị những bữa ăn phụ ngon miệng, năng lượng cao cho các bé SDD đang biếng ăn và chậm lớn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lịch ăn uống và tập luyện giúp tăng chiều cao ở trẻ

TS. BS. Phan Bích Nga - Theo Viện Dinh dưỡng
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm