Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine COVID-19 của Trung Quốc không mang đến khả năng bảo vệ ở mức quá cao

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc cho biết, vaccine COVID-19 của nước này không đạt khả năng bảo vệ ở mức quá cao. Vaccine COVID-19 của Trung Quốc được biết dưới tên Sinovac – do Trung Quốc sản xuất và mới đây đã được WHO phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp.

Trong phát biểu tại một diễn đàn ở Thành Đô, Trung Quốc, ông Cao Phúc – giám đốc CDC Trung Quốc đã tuyên bố rằng vaccine của nước này không mang đến tỉ lệ bảo vệ quá cao. Đây là một điều hiếm gặp khi quan chức của 1 đất nước nào đó nói về điều này, và cũng đồng nghĩa với việc vaccine của nước này đạt hiệu quả thấp trong việc bảo vệ trước bệnh. Ông cũng nói thêm rằng nước này đang xem xét sự kết hợp để có thể đạt hiệu quả vaccine cao hơn. Chính phủ nước này cũng đang xem xét liệu có nên sử dụng các loại vaccine kết hợp với nhau từ các dây chuyền khác nhau cho quá trình tiêm chủng hay không. Theo đó, có 2 phương án được đưa ra:

  • Thứ nhất, điều chỉnh liều lượng, khoảng cách giữa các lần tiêm hoặc số lượng liều tiêm tăng lên
  • Thứ hai, sử dụng kết hợp các loại vaccine với các công nghệ khác nhau.

Cân nhắc trộn vaccine để gia tăng hiệu quả

Tuyên bố của giám đốc CDC Trung Quốc có thể gây ra lo ngại ở các quốc gia đang sử dụng vaccine của nước này, như Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, hay những nước đã đặt hàng vaccine này. Trong khi đó, Indonesia mới đây đã nhận được 3 triệu liều vaccine Sinovac để sử dụng cho người cao tuổi.

Mới đây, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã sử dụng vaccine Sinopharm trong việc dự phòng COVID-19. Theo công bố, Trung Quốc đã cung cấp hơn 161 triệu liều vaccine kể từ năm ngoái vè đạt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số nước này (khoảng 1,4 tỉ dân). Gần đây, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc với điều kiện tiêm vaccine của nước này. Đây là động thái làm dấy lên nhiều nghi vấn cho rằng vaccine của Trung Quốc không được chấp thuận ở nhiều quốc gia mở cửa du lịch.

Trung Quốc cũng đang nghiên cứu vaccine mRNA và đang bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, họ đang xem xét việc trộn vaccine hoặc các chủng ngừa tương tự như một cách tăng hiệu quả của sản phẩm. Các nhà nghiên cứu tại Anh cũng đang thử nghiệm điều này bằng cách trộn vaccine của Pfizer-BioNTech và Astrazeneca, đều là vaccine mRNA.

Thông tin không chính xác về tính hiệu quả của vaccine Sinovac

Trong một phỏng vấn cách đây không lâu, ông Cao Phúc đã bác bỏ các tuyên bố rằng vaccine của nước này có hiệu quả thấp. Theo ông, đây là một sự hiểu lầm. Các chuyên gia trên thế giới đang thảo luận về tính hiệu quả của vaccine, và tuyên bố đơn thuần là đưa ra một tầm nhìn khoa học để có thể cải thiện hiệu quả trong tương lai, cũng như điều chỉnh quy trình tiêm chủng hay xem xét việc tiêm chủng bởi các loại vaccine khác nhau.

Hiện nay, hiệu quả của vaccine Sinovac do Trung Quốc phát triển đang được đánh giá ở mức khá thấp – khoảng 50,4% theo các nghiên cứu ở Brazil. Khi so sánh với hiệu quả của vaccine mRNA Pfizer là 97%, con số này thấp hơn khá nhiều. Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng vaccine của nước này vẫn hoạt động khá tốt. Việc cải tiến vẫn là cần thiết để thực hiện điều chỉnh các đặc điểm của virus dựa trên tình hình thực tế.

Tổng kết

Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định tính bảo vệ hiệu quả của các loại vaccine cũng như khả năng miễn dịch mà chúng mang lại. Lợi ích của việc tiêm vaccine là vượt xa các nguy cơ của nó và điều này được khuyến nghị cho tất cả mọi người.

Tham khảo thêm thông tin tại: So sánh bản chất 3 loại vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson&Johnson

 

Bình luận
Tin mới
Xem thêm