Đối tượng nào cần được tầm soát ung thư?
Tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra nếu bạn có một người thân trong gia đình đã được chẩn đoán mắc một loại ung thư nào đó.
Bác sỹ sẽ tiến hành các xét nghiệm sàng lọc và mức độ thường xuyên phải làm các xét nghiệm đó. Nếu kết quả là bất thường, bạn có thể sẽ cần thêm những xét nghiệm đặc hiệu hơn để khẳng định xem bạn có bị ung thư hay không.
Đây là loại ung thư vùng đầu mặt cổ phổ biến nhất. Việc điều trị thành công phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Tuy nhiên, phát hiện sớm giúp tăng tỉ lệ chữa khỏi.
Tầm soát: Xét nghiệm máu có thể được tiến hành để tầm soát và chẩn đoán ung thư biểu mô mũi hầu.
Bạn có nên được tầm soát ung thư biểu mô mũi hầu?
Nếu bạn có từ hai thành viên trong gia đình hoặc họ hàng trở lên mắc ung thư biểu mô mũi hầu, bạn nên được xét nghiệm sàng lọc kháng thể IgA kháng EBV và nội soi mũi hằng năm.
Ung thư đại trực tràng
Đây là ung thư của đại tràng (ruột già) và trực tràng (cấu trúc ống nối giữa đại tràng và hậu môn). Nó là loại ung thư phổ biến nhất ở đàn ông và phổ biến thứ hai ở phụ nữ.
Hầu hết ung thư đại trực tràng bắt đầu dưới dạng các khổi tăng sinh được gọi là polyp đại tràng. Nếu những polyp này được phát hiện sớm, chúng có thể được cắt bỏ để ngăn ngừa ung thư.
Tầm soát
Bạn có nên được tầm soát ung thư đại trực tràng?
Bạn có nguy cơ cao nếu từ một người họ hàng của bạn trở lên được chẩn đoán ung thư hoặc polyp đại tràng. Phụ nữ đã bị ung thư tử cung, buồng trứng hoặc vú có thể có nguy cơ cao hơn bị ung thư đại trực tràng.
Ung thư phổi
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở đàn ông tại Singapore. Mặc dù tiền sử hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính được biết đến, số ca xảy ra trên những người chưa bao giờ hút thuốc đang ngày càng tăng. Bỏ thuốc giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, mặc dù không loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ.
Tầm soát
Chưa xét nghiệm nào được kiểm chứng. Những người có nguy cơ cao có thể xem xét chụp CT sau khi được thông báo các hạn chế và nguy cơ của thủ thuật này.
Bạn có nên được tầm soát ung thư phổi?
Những người có nguy cơ bao gồm những người đã hoặc đang hút thuốc. Tầm soát ở những người này có thể giúp phát hiện sớm ung thư.
Ung thư gan
Yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan là:
Bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính cuối cùng có thể tiến triển nặng hoặc tử vong do bệnh gan và/hoặc ung thư gan, Do đó tầm soát viêm gan B được khuyến cáo cho: :
Tầm soát
Xét nghiệm alpha feto-protein máu nên được làm ba đến sáu tháng một lần, do lượng chất này tăng ở những người bị viêm gan và ung thư gan. Siêu âm gan nên được làm mỗi sáu đến mười hai tháng.
Bạn có nên được tầm soát ung thư gan?
Những người bị viêm gan B mạn tính và xơ gan do viêm gan C có nguy cơ và nên được tầm soát. Không cần tầm soát ung thư gan nếu bạn không có nguy cơ.
Ung thư vú
Tỉ lệ mắc đạt cao nhất ở phụ nữ có độ tuổi từ 55 đến 59. Phụ nữ được cho rằng có nguy cơ cao nếu họ có:
Tầm soát
Tự khám vú hàng tháng được khuyến cáo cho phụ nữ từ độ tuổi 30 trở đi. Chụp X quang vú định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện ung thư vú, ngay cả khi chưa sờ thấy khối.
Bạn có nên được tầm soát ung thư vú?
Sàng lọc sớm ung thư vú có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm giúp điều trị hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn sàng lọc được khuyến cáo cho phụ nữ khỏe mạnh:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dự phòng ung thư
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.