Tiến sỹ - giáo sư trợ giảng Philippe Grandjean tại Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Harvard T.H Chan và là biên tập viên sáng lập của Tạp chí Environmental Health thường kể câu chuyện về một người mẹ đã tiếp xúc với thủy ngân trong một thời gian dài và gây hại cho đứa con theo một cách ai không ngờ tới. Ông kể câu chuyện này cùng với một bức ảnh minh họa được chụp vào những năm 1950 của một phụ nữ người Nhật Bản chụp cùng với cậu con trai bị khuyết tật.
Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh rằng sự phát triển của thai nhi nhạy cảm với một số hóa chất hơn là bản thân người mẹ.
Tuy nhiên Grandjean lại nghiêng về một giả thiết khác về vấn đề phơi nhiễm với hóa chất. Ông khẳng định rằng việc cha mẹ tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ngay cả trong những trường hợp họ nghĩ là không thể. Trong một bài báo trên Tạp chí Endocrinology, Grandjean và cộng sự của mình đã cung cấp một bản tóm tắt các tài liệu về vấn đề này đã được họ trình bày tại hội nghị vào tháng mười. Tiến sỹ Maricel Maffini, một chuyên gia tư vấn về ảnh hưởng của môi trường với sức khỏe, người không liên quan đến nghiên cứu này cho rằng có những bằng chứng chứng minh việc tiếp xúc với hóa chất không chỉ là vấn đề của hiện tại mà nó còn ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Khi cha mẹ phơi nhiễm với hóa chất, những hóa chất này có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề di truyền ngoài gien, hay ảnh hưởng đến những tín hiệu bật, tắt của gien. Những thay đổi về di truyền này về sau sẽ được truyền lại cho thế hệ con cháu. Các hóa chất đã được liệt kê vào nhóm này bao gồm: bisphenol A (BPA), phthalate, dioxin và một số chất hữu cơ gây ô nhiễm. Rất nhiều những chất này là những chất gây rối loạn nội tiết hay có ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể.
Tiếp xúc với hóa chất trong một khoảng thời gian dài
TS.Grandjean viết trong một bức thư gửi cho Healthline: “Rất nhiều hóa chất từ môi trường tích lũy trong cơ thể trong một thời gian dài, đôi khi là tới vài năm. Sự tích tụ các hóa chất trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hay ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn sau đó – và vẫn còn tiếp diễn đến thời kỳ sau sinh do các hóa chất này có thể tiết ra trong sữa mẹ khi trẻ bú.”
Ví dụ điển hình như tiếp xúc quá nhiều với phthalate, các chất hữu cơ khó phân hủy và BPA làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Bệnh ung thư cũng có liên quan đến việc tiếp xúc trong một thời gian dài với các chất gây rối loạn nội tiết tố. Chất BPA tương tác với progesterone trong cơ thể, góp phần làm tăng nguy cơ gây ung thư cho những bệnh nhân được kê progesterone vào giai đoạn sau mãn kinh.
Mặc dù vai trò của các hóa chất trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn còn khá mơ hồ do bệnh ung thư này có đáp ứng với androgen chứ không phải estrogen, nghiên cứu khoa học mới cho rằng những hóa chất làm rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến các tế bào gốc ung thư.
Các hướng đi mới để điều tiết vấn đề phơi nhiễm với hóa chất
Các tác giả cho rằng chính phủ Hoa Kỳ phải thay đổi cách thức quản lý nguồn hóa chất. Các test kiểm tra an toàn không nên chỉ tập trung vào những trường hợp phơi nhiễm với hóa chất nồng độ cao trong một thời gian ngắn mà cũng nên lưu ý đến những trường hợp tiếp xúc ít nhưng trong một thời gian dài.
Các mô hình test này cũng nên cân nhắc đến vấn đề liệu các hóa chất khác nhau có tương tác gây ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào đến cơ thể hơn là chỉ quan tâm đến tổng lượng hóa chất có tiếp xúc.
Theo Maffini – chuyên gia trong lĩnh vực hóa thực phẩm: “Vào những thập niên 60, 70 có những loại chất phụ gia thực phẩm được chấp thuận sử dụng mà không qua kiểm tra. Khi bạn đọc bài báo này, bạn có thể thấy được khoa học đã tiến bộ đến mức độ nào kể từ thời điểm đó. Chúng ta không thể thực hiện những cuộc kiểm tra lạc hậu như những năm 50 được. Vấn đề này nên liên hệ mật thiết với những công nghệ khoa học hiện thời và những công nghệ này cần phải được sử dụng để sàng lọc những chất độc có gây hại đến sức khỏe con người.”
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.
Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.