Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư thận

Trong số các loại ung thư tiết niệu hay gặp, ung thư thận đứng thứ 3 sau ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang và đứng thứ 8 trong các loại ung thư nói chung.

Trong số các loại ung thư tiết niệu hay gặp, ung thư thận đứng thứ 3 sau ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang và đứng thứ 8 trong các loại ung thư nói chung. Tần suất thường gặp ở nam gấp 2 lần ở nữ giới, tuổi trung bình là 62. Trong đại đa số các trường hợp, khối u thận có kích thước không lớn và có hai loại trong đó 75% là ung thư tế bào sáng so với 25% là khối u Tubulo-Papillaire.

Nguyên nhân ung thư thận

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ung thư thận nhưng các yếu tố sau được khuyến cáo có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư thận: Hút thuốc lá, béo phì, nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia xạ, dùng thuốc giảm đau phenacetin (hiện không còn được sử dụng ở Mỹ), lọc máu, bệnh Von Hippel-Lindau (VHL - Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người có căn bệnh di truyền này có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào thận cũng như khối u ở các bộ phận khác cao hơn).

Khối u phát triển trong thận theo từng giai đoạn.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng giúp phát hiện ra ung thư thận rất ít bởi đại đa số các ung thư thận được chẩn đoán tình cờ khi chụp phim (70%).

Không có triệu chứng đặc hiệu, tuy nhiên, dấu hiệu tiểu máu, đau lưng hoặc sốt không rõ nguyên nhân có thể gặp trong ung thư thận.

Trong bệnh cảnh khác, mệt mỏi, giảm cân hoặc tăng số lượng hồng cầu được coi là các triệu chứng gợi ý. Việc phát hiện ra một khối u thận <2cm cần lưu ý đến ung thư.

2/3 trường hợp ung thư thận được chẩn đoán tình cờ dựa trên chẩn đoán hình ảnh, thậm chí qua xét nghiệm máu. Thăm khám sờ thấy khối u thận ở giai đoạn đầu hầu như không có khả năng.

Điện quang khẳng định khối u thận dựa trên gợi ý của siêu âm qua việc chỉ rõ ràng việc biến dạng đường viền quanh thận.

Khi chẩn đoán ra ung thư thận, 60%  có biểu hiện khu trú, tuy nhiên, 25% đã có dấu hiệu tổn thương tĩnh mạch thận và 10% đã di căn.

Chụp cắt lớp vi tính cho phép xác định rõ ràng độ xâm lấn của khối u.

Điều trị thế nào?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho đại đa số ung thư thận. Trước khi phẫu thuật, phải xác định thận kia vẫn còn chức năng. Phải kiểm tra, trong trường hợp nghi ngờ, sự tổn thương tĩnh mạch thận qua siêu âm Doppler hoặc chụp IRM. Những khám nghiệm này có thể làm thay đổi kỹ thuật mổ cần có sự trợ giúp của phẫu thuật viên mạch máu.

Với những u thận >7cm, phẫu thuật kinh điển là cắt thận rộng rãi, đôi khi là cắt luôn tuyến thượng thận tuỳ theo vị trí khối u.

Với những u thận <4cm, có thể cắt thận bán phần cho phép giữ lại một phần của thận, tuy nhiên đây không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Với những u 4-7cm, phẫu thuật viên sẽ lựa chọn một trong hai phương pháp trên.

Có thể tiến hành phẫu thuật nội soi  hoặc mổ mở.

Phần di căn sẽ được điều trị bổ sung với thuốc có tên gọi là “Antiangiogeniques”.

Tiên lượng

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào giai đoạn của khối u. Ung thư thận có tiên lượng tốt nếu được phẫu thuật trước khi có di căn. Tuy nhiên, tình trạng tái phát muộn vẫn có thể xảy ra trong mọi trường hợp.

Cần theo dõi bệnh nhân ít nhất 5 năm sau mổ.

Với những ung thư khu trú, việc theo dõi 5 năm được thực hiện với những u có tiên lượng tốt tuy nhiên, với những u đã di căn, việc theo dõi này chỉ còn 25-30%.

Tiên lượng sống từ 5-10 năm do khả năng tái phát muộn nhưng khả năng này phụ thuộc vào việc điều trị sớm hay muộn.

Cần kiểm tra hàng năm creatinin và TDM bụng ngực với những u có tiên lượng tốt và 2 lần/năm với những u còn lại.

Với trường hợp cắt thận bán phần, cần chụp TDM tháng thứ 3 và 6 sau mổ rồi sau đó chụp kiểm tra hàng năm.

Cách phòng chống ung thư thận

Để phòng ngừa bệnh liên quan đến thận, chúng ta có thể thực hiện những điều đơn giản sau: tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau; tránh hút thuốc và cắt giảm sử dụng thức uống có cồn; có một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống khỏe và tập thể dục thường xuyên; không nhịn tiểu; thường xuyên kiểm tra định kì huyết áp và lượng đường trong máu; tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc.

BS. Lê Sĩ Trung - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm