Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tuổi vị thành niên nên đi ngủ lúc mấy giờ?

Ngủ ít hơn 4 tiếng mỗi đêm và phải dậy sớm gần như đã trở thành chuyện thường ngày của thanh thiếu niên hiện nay. Các vấn đề về giấc ngủ gây ảnh hưởng đến tâm trạng, làm giảm năng lượng và khả năng tập trung học hành. Một số trường hợp có thể bị tăng cân hoặc trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ngủ ít hơn 4 tiếng mỗi đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm

Trong khi ngủ, cơ thể tiết ra một hormone tăng trưởng rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên nên ngủ từ 8-9 tiếng mỗi đêm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Vậy do đâu thanh thiếu niên lại bị mất ngủ?

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với thanh thiếu niên

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của thanh thiếu niên. Đó là một yếu tố quan trọng làm họ cảm thấy thoải mái trong ngày tiếp theo. Giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến việc học của thanh thiếu niên, những gì họ nhớ, cách họ hòa đồng với bạn bè và những việc họ làm. Thanh thiếu niên có giấc ngủ ngon thường học tốt hơn và ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn những người không ngủ tốt. Do đó, điều quan trọng là phải có các cách thực hành để có giấc ngủ tốt.

Bố mẹ có nên cho con đi ngủ sớm không?

Nhiều bố mẹ đã tự hỏi liệu có còn phù hợp để cho trẻ đi ngủ dứt khoát, giống như đã làm khi chúng còn nhỏ hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào độ tuổi và hoàn cảnh của chính những đứa trẻ. Trẻ 13 tuổi có thể cần được giúp đỡ nhiều hơn để đi ngủ. Nhưng một đứa trẻ 17 tuổi không nên cần nhiều lời nhắc nhở về thói quen ngủ tốt. Thay vì bắt ép trẻ ngủ sớm hơn, bố mẹ nên giáo dục trẻ. Hãy cho trẻ biết cơ thể của trẻ đang phát triển và cần ngủ bao nhiêu là đủ.

Khuyến khích thanh thiếu niên đi ngủ sớm

Các thói quen trước khi đi ngủ là một chiến lược hiệu quả, được ghi nhận đầy đủ để cải thiện giấc ngủ ở trẻ. Kết hợp các hoạt động thư giãn trước khi ngủ cũng được khuyến khích cho người lớn để cải thiện thói quen ngủ và ngủ nhiều hơn về tổng thể. Thói quen của bạn vào ban đêm có thể bao gồm bất kỳ hoạt động thư giãn nào:

  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Việc này giúp trẻ giảm cám dỗ với game, xem phim, chat với bạn bè và lướt web.

  • Không sử dụng đồ uống có Caffeine

Thay vì cho trẻ uống soda hoặc đồ uống có chứa caffein khác, hãy yêu cầu trẻ chỉ uống sữa hoặc nước vào bữa tối. Ngay cả việc uống nước thể thao hoặc nước tăng lực sau giờ học cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

  • Tạo môi trường thân thiện với giấc ngủ

Phòng ngủ nên tối và mát mẻ. Đặt một đèn nhỏ cạnh giường trong trường hợp con bạn thích đọc sách trước khi ngủ. Nệm và gối phải thoải mái.

  • Tránh ngủ nướng vào cuối tuần

Về bản chất, thanh thiếu niên có nhiều khả năng ngủ bù vào cuối tuần và ngủ gật cho đến trưa hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ tổng thể của trẻ. Thay vào đó, hãy cho con bạn dậy vào một giờ hợp lý để giữ cho lịch trình ngủ đúng giờ.

  • Đặt giờ đi ngủ

Hãy chắc chắn con biết rằng bố mẹ mong đợi chúng đi ngủ trước 9:30 tối và tắt đèn trước 10:00 hoặc bất cứ thời gian nào cho phép ngủ đủ giấc.

Tóm lại, nhiều thanh thiếu niên không ngủ đủ giấc và điều đó có thể không có gì ngạc nhiên đối với những người lớn không bao giờ ngủ đủ giấc. Đó là một trong những lý do để bố mẹ làm gương tốt ngay bây giờ và dạy thanh thiếu niên những kỹ thuật mà chúng sẽ cần biết trong suốt cuộc đời để đảm bảo chúng được nghỉ ngơi đầy đủ. Đặt giờ đi ngủ là một trong những chiến lược. Lúc đầu, thanh thiếu niên có thể lúng túng với ý tưởng này, vì vậy tốt hơn là bố mẹ nên giải thích thời lượng ngủ thích hợp là gì và tại sao chúng cần ngủ. Khuyến khích trẻ lập kế hoạch cho một giấc ngủ thích hợp bằng cách đi ngủ sớm, tránh mạng xã hội và những gián đoạn khác, đồng thời giữ lịch trình ngủ của chúng nhất quán.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn cần ngủ bao lâu mỗi ngày?

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Verywellhealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm