Những điều cần biết về nhiễm trùng H. pylori
H. pylori là loại vi khuẩn thường gặp ở dạ dày. Theo Mayo Clinic, loại vi khuẩn này có ở hơn một nửa dân số thế giới.
H. pylori thường gây viêm nhiễm dạ dày ở trẻ nhỏ. Nhiễm H. pylori thường không gây triệu chứng nhưng chúng cũng có thể gây loét dạ dày và viêm dạ dày.
H. pylori có khả năng thích nghi để sống trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày. Những vi khuẩn này có thể làm giảm độ axit của môi trường xung quanh để sống sót. Hình dạng của H. pylori cho phép chúng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày của bạn, nơi mà chúng được bảo vệ bởi chất nhờn và các tế bào miễn dịch của cơ thể không thể tiếp cận chúng. Các vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể và khiến chúng không thể bị phá hủy, dẫn tới những bệnh lí về dạ dày.
Vẫn chưa xác định được chính xác cách lây lan của H. pylori. Vi khuẩn này đã cùng tồn tại với con người qua hàng ngàn năm. Nó có thể lây từ người này sang người khác qua đường miệng – miệng hoặc phân – miệng. Điều này có thể xảy ra khi một người không rửa tay kỹ sau đi vệ sinh. H. pylori cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm.
H. pylori gây ra các vấn đề về dạ dày do xâm nhập vào lớp niêm mạc của dạ dày và tạo ra những chất trung hòa acid trong dạ dày. Chúng khiến cho các tế bào của dạ dày dễ bị tổn thương hơn trong môi trường acid khắc nghiệt. Acid dạ dày cùng với H. pylori gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng.
Yếu tố nguy cơ
Trẻ em dễ bị nhiễm H. pylori do tình trạng vệ sinh kém.
Nguy cơ nhiễm khuẩn tùy thuộc vào môi trường và điều kiện sống của bạn. Bạn sẽ có nguy cơ cao nếu:
Theo Mayoclinic, có khoảng 10% những người nhiễm H. pylori bị loét dạ dày. Sử dụng thuốc kháng viêm non steroid trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng.
Triệu chứng
Hầu hết những người bị nhiễm H. pylori không có triệu chứng.
Khi H. pylori gây ra loét dạ dày, các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày của bạn rỗng vào ban đêm hoặc một vài giờ sau ăn. Đau có thể được mô tả như rát bỏng, bị bào mòn hoặc âm ỉ ở dạ dày, tái đi tái lại nhiều lần. Ăn hoặc uống các thuốc kháng acid có thể giảm đau.
Nếu bạn bị đau như mô tả ở trên hoặc đau nhiều và không có xu hướng thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ.
Những triệu chứng khác có thể liên quan đến nhiễm H. pylori bao gồm:
Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể gây ra bởi các bệnh lí khác. Một vài triệu chứng của nhiễm H. pylori có thể gặp ở người khỏe mạnh. Những triệu chứng này khá phổ biến, nhưng nếu chúng tồn tại dai dẳng hoặc làm bạn cảm thấy lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ. Nếu bạn chú ý thấy phân hoặc chất nôn của mình có màu đen hoặc có máu, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bạn cũng như tiền sử gia đình. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin về các thuốc mình đã và đang sử dụng, bao gồm cả vitamin và các thực phẩm chức năng. Nếu bạn bị các triệu chứng của loét dạ dày, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử sử dụng các thuốc các viêm non steroid, ví dụ như ibuprofen.
Thăm khám
Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu chướng bụng hoặc đau bụng, nghe nhu động ruột của bạn.
Xét nghiệm máu
Bạn có thể sẽ được lấy máu trước khi sử dụng kháng sinh diệt H. pylori.
Xét nghiệm phân
Mẫu phân của bạn có thể cần được kiểm tra để xác định sự có mặt của H. pylori.
Test thở
Nội soi
Bạn có thể được nội soi dạ dày – tá tràng và làm sinh thiết bất cứ khu vực nào nghi ngờ nếu cần thiết.
Biến chứng
Nhiễm H. pylori có thể dẫn đến loét dạ dày, gây ra nhiều biến chứng:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm H. pylori cũng có nguy cơ gây ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Tuy nhiên hầu hết những người nhiễm chúng không mắc ung thư dạ dày.
Điều trị
Nếu bạn bị nhiễm H. pylori nhưng không gây ra bất kỳ gì và bạn không có nguy cơ gia tăng ung thư dạ dày, điều trị có thể không cung cấp bất kỳ lợi ích nào.
Ung thư dạ dày và loét dạ dày - tá tràng có thể đi kèm với nhiễm H. pylori. Nếu bạn có người thân bị ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày - tá tràng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị. Điều trị có thể chữa khỏi loét, và làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày.
Thuốc
Bạn thường cần phải sử dụng kết hợp hai loại thuốc kháng sinh khác nhau, cùng với một loại thuốc làm giảm acid dạ dày. Giảm acid dạ dày giúp kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn.
Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
Điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào tiền sử các bệnh lí của bạn hoặc bạn bị dị ứng với bất kì loại thuốc nào kể trên.
Sau khi điều trị, bạn sẽ có một bài kiểm tra tiếp theo cho H. pylori. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một đợt kháng sinh là có thể điều trị khỏi bệnh, nhưng bạn có thể cần phải uống lâu hơn và sử dụng các loại thuốc khác nhau.
Lối sống và chế độ ăn
Không có bằng chứng cho thấy thực phẩm và dinh dưỡng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa hoặc gây bệnh loét dạ dày - tá tràng ở những người nhiễm H. pylori. Tuy nhiên, thức ăn cay, rượu và hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm một vết loét dạ dày - tá tràng và khiến vết loét lâu lành.
Điều trị
Có nhiều người bị nhiễm H. pylori mà không có bất kì triệu chứng nào. Nếu bạn đang có các triệu chứng cần điều trị, tiên lượng của chúng thường tốt.
Đối với những người phát triển các bệnh liên quan đến nhiễm H. Pylori, tiên lượng sẽ phụ thuộc vào bệnh đó cũng như thời gian được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể cần phải mất nhiều hơn một đợt điều trị để tiêu diệt các vi khuẩn H. pylori. Có thể nhiễm trùng vẫn còn sau một đợt điều trị, loét đường tiêu hóa tái phát, hoặc hiếm hơn, ung thư dạ dày có thể phát triển. Rất ít người nhiễm H. pylori sẽ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, bạn nên được xét nghiệm và điều trị tình trạng nhiễm H. pylori.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và triệu chứng
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.