Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm ở người

Các bệnh do ký sinh trùng gây ra đang lan rộng như một bệnh cấp tính do nhiễm vi sinh. Theo các đánh giá khoa học, ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn gây bệnh và dịch hạch được coi là sinh thể thứ ba trên thế giới và là nguyên nhân gây ra các bệnh rối loạn tiêu hóa cũng như các vấn đề khác về sức khỏe.

Các ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm ở người

Rệp

Đồ đạc, giấy dán tường, nệm và mọi ngóc ngách tối trong nhà là nơi ẩn náu tuyệt hảo cho loài côn trùng nhỏ bé này. Chúng thích sống gần con người và vật nuôi, thời gian chúng ta ngủ là lúc chúng bò ra ngoài để hút máu người. Rệp tuy không gây bệnh nhưng bạn có thể bị dị ứng khi bị rệp đốt. Nếu bạn cào gãi vào vết đốt quá nhiều thì có thể gây nhiễm trùng. Trong trường hợp này, hãy sử dụng các loại kem bôi hay dung dịch kháng khuẩn hoặc sử dụng thuốc kháng histamine để giảm ngứa.

Chấy

Những ký sinh trùng này tồn tại bằng cách hút máu người. Có ba loại chấy: chấy ở đầu, ở thân và ở mu. Chỉ có chấy sống ký sinh trên thân thể là có thể gây bệnh. Bạn có thể bị lây chấy khi tiếp xúc gần với những người mắc bệnh. Chấy có thể đẻ trứng trên cơ thể người và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ngứa khi trứng nở. Bệnh chấy có thể trị khỏi được bằng một số loại thuốc cả kê đơn lẫn không kê đơn và các loại dầu gội.

Ghẻ

Ghẻ có thể đào hang trên cơ thể để đẻ trứng và gây ra bệnh ghẻ cho con người. Bạn có thể bị lây bệnh qua tiếp xúc da trực tiếp với người mắc bệnh. Các triệu chứng bao gồm ngứa về đêm, phát ban có mọc nhọt trên da, lở loét… Ghẻ là bệnh có thể trị khỏi được bằng thuốc kết hợp với vệ sinh thân thể và quần áo, đồ đạc.

Sán dây lợn

Bạn hiếm khi bị nhiễm loài ký sinh trùng này khi ăn thịt lợn nấu chín, trừ trường hợp thịt còn đỏ và chưa chín hoàn toàn. Cả con người và lợn đều có thể nhiễm sán dây khi nuốt phải trứng sán từ thực phẩm và nước bị nhiễm. Bạn cũng có thể bị nhiễm sán khi tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh. Sán dây lợn có thể ký sinh và gây nhiễm trùng trong ruột và não bộ gây bệnh ấu trùng sán lợn với các triệu chứng như nhức đầu và co giật. Một số người triệu chứng có thể cải thiện mà không cần điều trị. Một số khác cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật loại bỏ sán ký sinh trong người.

Amip ăn não

Loại ký sinh trùng này còn có tên gọi khác là N. fowleri, chúng sống ở những vùng nước ngọt ấm áp và xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi. Loại amip này gây ra một căn bệnh rất nguy hiểm có thể làm phá hủy não bộ gọi là hội chứng viêm não-màng não tiên phát do amip gây ra (primary amebic meningoencephalitis – PAM). Các triệu chứng bao gồm đau đầu, sốt, nôn mửa, lú lẫn, cứng cổ, co giật và mất thăng bằng. Hiện tại các phương pháp điều trị mới chỉ được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nên tỷ lệ sống sót khi nhiễm loại ký sinh trùng này là rất thấp.

Giun tròn

Phần lớn những loài ký sinh trùng này đều ký sinh trong ruột nhưng loại giun xoắn lại có thể ảnh hưởng đến các cơ bắp của bạn. Một số bệnh và triệu chứng do giun tròn gây ra bao gồm:

  • Bệnh giun đũa – đau bụng
  • Bệnh giun móc – mất máu
  • Bệnh giun kim – ngứa hậu môn
  • Bệnh giun xoắn – đau, sốt, sưng phù mặt, mắt đỏ, phát ban
  • Giun tóc – có chất nhầy, nước và máu trong phân, sa trực tràng

Bác sỹ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng trường hợp nhiễm giun.

Giardia

Khi đi cắm trại, nếu bạn đã từng trải qua các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, đau dạ dày, chướng bụng và buồn nôn, bạn có thể đã bị nhiễm loại ký sinh trùng này. Bạn có thể bị nhiễm Giardia qua thức ăn, nước uống hay do tiếp xúc với phân của người hay động vật bị nhiễm bệnh. Bệnh do nhiễm Giardia cần được điều trị bằng thuốc kê đơn.

T.cruzi

Loại ký sinh trùng này có thể gây ra bệnh Chagas là căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Con người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với phân có chứa T.cruzi. Các triệu chứng sau khi nhiễm bệnh thường xuất hiện khá nhanh bao gồm sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu, phát ban, mất vị giác, tiêu chảy, nôn mửa và sưng mí mắt. Về sau, ký sinh trùng có thể gây biến chứng trên tim mạch và tại ruột.

Đơn bào Cryptosporidium

Loại ký sinh trùng này cũng được gọi là “crypto” và có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Bệnh này lây lan qua  phân người hay động vật. Con người thường bị nhiễm đơn bào này từ nước bẩn, nhất là trẻ em. Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy có thể kéo dài nhưng thường tự hết mà không cần điều trị.

P.Falciparum

Một số loài muỗi có mang ký sinh trùng này và có thể gây bệnh sốt rét. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao trên thế giới. Các triệu chứng khá giống cúm như ớn lạnh, sốt và đôi khi buồn nôn, nôn mửa. Các bác sỹ thường  phải quan sát mẫu máu của bệnh nhân dưới kính hiển vi để phát hiện sự có mặt của P.Falciparum. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là biện pháp tốt nhất. Hiện tại đã có một số loại thuốc kê đơn có thể điều trị khỏi bệnh sốt rét.

T.Vaginalis

Loại ký sinh trùng này có thể gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục gọi là viêm âm đạo Trichomonas. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh đều không biểu hiện triệu chứng, một số người có thấy thấy ngứa ngáy, nóng rát hay kích ứng ở dương vật hay âm đạo. Bệnh này được điều trị bằng kháng sinh.

D.Fragilis

Loại ký sinh trùng này có thể gây nhiễm trùng tại ruột già. Một số người biểu hiện các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy, trong khi một số khác lại không có triệu chứng gì.

Toxoplasma

Đây là ký sinh trùng thường có mặt trong thịt, nước uống và phân mèo. Nó gây bệnh gọi là Toxoplasmosis với các triệu chứng giống cúm. Phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu thường biểu hiện những triệu chứng nghiêm trọng khi nhiễm Toxoplasma như xuất hiện nang trong cơ, não và mắt.

Giun chỉ

Ngày nay bệnh do nhiễm giun chỉ đã hầu như được thanh toán nhờ vào việc phổ biến kiến thức cho cộng đồng. Con người thường bị nhiễm bệnh khi uống nước bẩn từ ao đã bị nhiễm ấu trùng. Những con giun chỉ sẽ giao phối và phát triển trong dạ dày rồi ra ngoài thông qua vết phồng rộp trên da. Các triệu chứng bao gồm sốt, sưng và đau gần vết rộp nhưng thường chỉ biểu hiện sau 1 năm bị nhiễm bệnh. Hiện chưa có biện pháp điều trị đối với bệnh giun chỉ.

Những ký sinh trùng có lợi

Mặc dù ký sinh trùng gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho con người nhưng một số nhà khoa học đang cố gắng khám phá mặt lợi ích của chúng. Các nghiên cứu về “liệu pháp ký sinh trùng” trong đó bệnh nhân sẽ nuốt trứng ký sinh trùng vào bụng để điều trị một số bệnh như viêm đại tràng, bệnh Crohn, tiểu đường type 1 và hen phế quản. Hiện tại những biện pháp này vẫn đang trong gia đoạn thử nghiệm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu đúng về thuốc điều trị bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm