Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng và cách hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển bệnh lupus ban đỏ

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ như ban đỏ dạng đĩa, đau cơ và khớp, rụng tóc, vấn đề về thận,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu hơn về triệu chứng và cách hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ ở mỗi người bệnh không giống nhau. Bệnh có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng thường gặp của lupus bao gồm:

   - Đau cơ và khớp: Người bệnh có thể đau và cứng khớp, có thể kèm sưng. Các khu vực bị đau và sưng cơ bao gồm cổ, đùi, vai và cánh tay trên.

  - Sốt: Sốt cao trên 37 độ, ảnh hưởng đến nhiều người mắc bệnh lupus ban đỏ. Sốt thường xảy ra do viêm hoặc nhiễm trùng. Khi điều trị lupus ban đỏ bằng thuốc có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa sốt.

   - Phát ban: Người bệnh có thể bị phát ban trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cánh tay, bàn tay. Dấu hiệu khá điển hình của bệnh lupus ban đỏ là phát ban đỏ hình cánh bướm trên mũi và má.

   - Rụng tóc: Nhiều người bị bệnh lupus ban đỏ gặp tình trạng rụng tóc, xuất hiện các đốm loang lổ hoặc hói.

   - Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Hầu hết những người mắc bệnh lupus ban đỏ đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá gắt có thể gây phát ban, mệt mỏi, sốt hoặc đau khớp ở người bệnh lupus ban đỏ.

Người bệnh lupus ban đỏ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

   - Loét miệng: Những vết loét thường xuất hiện trên vòm miệng, lợi, trong má và trên môi có thể gây đau hoặc khô miệng.

   - Mệt mỏi kéo dài: Mệt mỏi hoặc kiệt sức ngay cả khi ngủ đủ giấc có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus bùng phát.

   - Các vấn đề về trí nhớ: Nhiều người bị lupus ban đỏ gặp vấn đề về trí nhớ, chứng hay quên hoặc lú lẫn.

Cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả

Có nhiều cách điều trị lupus ban đỏ như dùng thuốc, quang trị liệu. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược. Cụ thể:

Thuốc trị lupus ban đỏ

Một số thuốc điều trị lupus ban đỏ bao gồm:

   - Thuốc chống viêm không steroid NSAID như ibuprofen, naproxen, giúp giảm đau nhẹ và sưng ở các khớp, cơ.

   - Thuốc corticoid giúp giảm sưng, đau. Corticoid có nhiều dạng khác nhau như thuốc viên, thuốc tiêm hoặc kem bôi da. Nếu triệu chứng được cải thiện chuyên gia sẽ giảm liều từ từ.

   - Thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng trong những trường hợp lupus ban đỏ nặng, khi bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan khác và các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo nhiều trái cây, rau và ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt,… giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng lupus ban đỏ. Bên cạnh đó, người bệnh lupus ban đỏ nên kiêng ăn một số thực phẩm gây kích thích, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn như rượu, bia; thịt đỏ, đồ chiên rán…

Chế độ ăn hợp lý hỗ trợ kiểm soát triệu chứng lupus ban đỏ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Ảnh hưởng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đến phổi.

Minh Anh - Theo suckhoedoisong.vn
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm