Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn có thể do nhiễm khuẩn lây qua đường tinh dục hoặc không rõ nguyện nhân. Bệnh này có thể nguy hiểm nếu không chữa kịp thời.

Viêm mào tinh hoàn?

Mào tình hoàn là một ống nằm đằng sau tinh hoàn, có chức năng lưu chứa tình trùng. Khi ống này sưng lên do viêm, nó có thể gây đau và sưng tinh hoàn. 

Triệu chứng

Viêm mào tinh hoàn khởi phát với chỉ một vài triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên khi nó không được điều trị, các triệu chứng có xu hướng tồi tệ hơn. Các triệu chứng là:

  • Sốt nhẹ
  • Ớn lạnh
  • Đau vùng chậu
  • Áp lực ở tinh hoàn
  • Đau và nhức tinh hoàn
  • Đỏ và nóng vùng bìu
  • Hạch lympho to ở bẹn
  • Đau khi giao hợp và xuất tinh
  • Đau khi đi tiểu và đại tiện
  • Mót tiểu và đi tiểu thường xuyên
  • Xuất dịch bất thường
  • Máu ở tinh dịch

Yếu tố nguy cơ

 

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mào tinh hoàn là bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQDTD), đặc biệt là lậu và chlamydia. Tuy nhiên, viêm mào tinh hoàn cũng có thể do nhiễm bệnh không qua đường tình dục, ví dụ nhiễm khuẩn niệu đạo hoặc nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến. Những người có nguy cơ cao:

  • Không cắt bao quy đầu
  • Tình dục không an toàn
  • Có vấn đề về cấu trúc ở niệu đạo
  • Bị lao
  • Tiền liệt tuyến to do tắc ở bàng quang
  • Phẫu thuật niệu đạo gần đây
  • Chấn thương vùng bẹn gần đây
  • Sử dụng ống sonde tiểu
  • Sử dụng thuốc tim gọi là amiodarone

BLTQDTD  là nguyên nhân phổ biến của viêm mào tinh hoàn, trong đó lậu và  chlamydia là 2 bệnh phổ biến nhất. Những bệnh này gây nhiễm khuẩn niệu đạo. Đôi khi tình trạng nhiễm khuẩn sẽ lan xuống ống dẫn tinh tới mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn gây ra nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn không do tình dục, chẳng hạn những người nhiễm khuẩn niệu đạo hoặc lao, có thể lan từ niệu đạo đến phần khác của cơ thể để gây bệnh hoặc gây viêm mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em

Trẻ em có thể bị viêm mào tinh hoàn như người lớn, mặc dù viêm ở trẻ có nhiều khả năng do những nguyên nhân khác. Nguyên nhân phổ biến ở trẻ em:

  • Chấn thương trực tiếp
  • Nhiễm khuẩn niệu đạo lan từ niệu đạo đến mào tinh
  • Trào nước tiểu vào mào tinh
  • Xoắn mào tinh

Triệu chứng viêm mào tinh hoàn ở trẻ em bao gồm:

  • Ra dịch niệu đạo
  • Khó chịu ở vùng chậu hoặc bụng dưới
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Đỏ và đau bìu
  • Sốt

Điều trị viêm mào tinh hoàn trẻ em sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đối với một số tác nhân, tình trạng bệnh có thể tự khỏi, bằng việc nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau như ibuprofen. Đối với nhiễm khuẩn, chẳng hạn nhiễm khuẩn niệu đạo, thuốc kháng sinh có thể kê đơn. Trẻ em cũng sẽ được khuyên tránh nhịn tiểu khi cần đi tiểu, và uống nhiều nước hơn

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hoàn thành khám thể lực đầu tiên. Họ sẽ tìm triệu chứng sưng tinh hoàn, sưng hạch lympho ở bẹn và ra dịch bất thường. Nếu có ra dịch, bác sĩ sẽ dùng tăm bông để lấy mẫu phẩm xét nghiệm BLTQDTD.

Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật sau:

  • Khám trực tràng, cho thấy tiền liệt tuyến to có  thể gây ra các triệu chứng.
  • Xét nghiệm máu, chẳng hạn xét nghiệm công thức máu dể xem cơ thể bạn có bị nhiễm vi khuẩn hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu để xem bạn có bị nhiễm khuẩn niệu đạo hoặc BLTQDTD hay không.

Chụp chiếu có thể được ứng dụng  để tìm hiểu về bệnh. Xét nghiệm này cho ra hình ảnh chi tiết , bác sĩ có thể nhìn thấy cấu trúc trong cơ thể rất rõ.

Điều trị

Điều trị viêm mào tinh hoàn bao gồm điều trị nhiễm khuẩn và giảm triệu chứng. Các phương pháp điều trị phổ biến

  • Kháng sinh, được sử dụng từ 4 đến 6 tuần cho người viêm mào tinh hoàn mãn tính, và có thể bao gồm doxycycline và ciprofloxacin.  
  • Thuốc giảm đau, có thể mua không theo kê đơn (ibuprofen) và cần kê đơn (codein hoăc morphin). 
  • Thuốc chống viêm như pirxicam (Feldene) hoặc ketorolac (Toradol)
  • Nghỉ ngơi hợp lý                                                                               

Các phương pháp điều trị bổ sung có thể bao gồm:

  • Nâng bìu, tối thiểu 2 ngày nếu được
  • Đặt túi chườm lạnh vào bìu
  • Mặc tấm chắn thể thao để bảo vệ bộ phận sinh dục
  • Tránh nâng vật nặng

Nếu bị BLQDTD, bạn nên kiêng giao hợp cho đến khi hoàn thành phác đồ kháng sinh và khỏi bệnh hoàn toàn. 

Những phương pháp này thường thành công. Đôi khi nó có thể mất vài tuần để đau và khó chịu biến mất. Phần lớn trường hợp viêm mào tinh hoàn khỏi hoàn toàn sau 3 tháng. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều thủ thuật can thiệp ở một vài trường hợp.

Nếu áp xe hình thành ở tinh hoàn, bác sĩ có thể hút dịch bằng kim loại hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật là một lựa chọn khác nếu các phương pháp điều trị kia không thành công. Nó bao gồm loại bỏ tất cả hoặc phần bị viêm. Phẫu thuật đôi khi cần thiết để sửa chữa bất kì tổn hại thể lực nào gây ra viêm mào tinh hoàn.

Sau điều trị

Phần lớn trường hợp viêm mào tinh hoàn cấp tính được chữa thành công sử dụng kháng sinh. Sau đó, sinh hoạt tình dục trong thời gian dài và hệ sinh dục sẽ không có vấn đề. Nhưng nhiễm khuẩn có thể quay lại vào tương lai. Nó cũng có thể gây ra biến chứng, nhưng hiếm có trường hợp..

Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm

  • Viêm mào tinh hoàn mãn tính
  • Teo tinh hoàn
  • Lỗ rò hoặc lỗ bất thường ở biu
  • Vô sinh
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm