Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đái tháo đường type 2 ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và những vấn đề cần quan tâm

Trong hàng thập kỷ qua, bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2) chỉ được coi như một căn bệnh của người lớn. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh từng được coi là chỉ gặp ở người lớn này lại đang trở nên khá phổ biến ở trẻ em.

Đái tháo đường type 2 là gì?
Trong hàng thập kỷ qua, bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2) chỉ được coi như một căn bệnh của người lớn. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh từng được coi là chỉ gặp ở người lớn này lại đang trở nên khá phổ biến ở trẻ em.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Yếu tố đứng sau nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tiểu đường type 2 ở trẻ em chính là bệnh béo phì. Trong 30 năm qua, số lượng trẻ béo phì đã tăng vọt. Theo báo cáo của trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian đó. Tại cùng thời điểm, tỷ lệ béo phì ở thanh thiếu niên đã tăng gấp bốn lần.
Tình trạng thừa cân có liên quan mật thiết đến tiến triển bệnh tiểu đường type 2. Trẻ bị thừa cân cũng có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề về hormone insulin. Khi cơ thể không thể điều hòa lượng insulin thích hợp, nồng độ đường cao trong máu sẽ dẫn tới những vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng.
Ảnh minh họa.
Glucose và insulin
Khi bạn ăn thức ăn, cơ thể bạn sẽ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Năng lượng này tồn tại dưới dạng đường gọi là “glucose”. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi bạn ăn, glucose sẽ đi vào trong máu khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao. Khi đó, cơ thể sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất ra một loại hormone là insulin. Insulin giúp cho các tế bào trong cơ thể hấp thu và sử dụng glucose trong máu.
Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin để điều hòa glucose trong máu. Khi đó, nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao và gây nên các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các triệu chứng này thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em
Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2 không phải luôn luôn dễ dàng. Trong một số trường hợp, bệnh này tiến triển dần dần khiến cho các triệu chứng càng khó phát hiện. Trong những trường hợp khác, trẻ sẽ không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu gì.
Nếu bạn nghi ngờ trẻ đang bị mắc bệnh tiểu đường, hay chú ý đến các dấu hiệu sau đây:
Mệt mỏi: Nếu con bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và buồn ngủ, có thể do lượng đường trong máu không đủ để cung cấp năng lượng cho các chức năng bình thường của cơ thể.
Cảm giác khát: Trẻ sẽ luôn cảm thấy rất khát nước nếu lượng đường trong máu tăng cao.
Tiểu nhiều: Nồng độ đường huyết cao sẽ kéo nước từ các mô vào máu. Điều này sẽ khiến trẻ thường xuyên phải sử dụng nhà vệ sinh.
Luôn cảm thấy đói: Trẻ bị tiểu đường không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể. Do đó trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy rất đói.
Sụt cân: Ngay cả khi con bạn vẫn ăn uống bình thường hay thậm chí ăn nhiều hơn bình thường, trẻ vẫn có thể bị sút cân nếu chúng đang mắc tiểu đường type 2. Việc cung cấp một lượng glucose thích hợp sẽ giúp mô cơ và các tế bào mỡ hoạt động bình thường.
Chậm lành vết thương: Các vết thương hay vết nhiễm trùng sẽ khó hay chậm lành lại ở những bệnh nhân tiểu đường type 2.
Da sẫm màu: Nếu con bạn bị tiểu đường type 2, trên da trẻ có thể xuất hiện những mảng da sẫm màu hơn gọi là “bệnh gai đen”. Sự đề kháng với insulin khiến da bị sậm màu, chủ yếu ở vùng da quanh nách và cổ.
Các yếu tố nguy cơ đối với tiểu đường type 2 ở trẻ em
Trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu gặp một trong những vấn đề sau đây:
  • Trẻ bị thừa cân hay béo phì.
  • Trẻ có anh chị em hay người thân đã bị mắc tiểu đường type 2.
  • Dấu hiệu kháng insulin, bao gồm việc xuất hiện các mảng da sẫm màu.
  • Trẻ thuộc nhóm chủng tộc có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2: trẻ em thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, người gốc Mỹ, Mỹ Latin hay châu Phi.
Ảnh minh họa.
Phòng bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em
  • Tập thói quen ăn uống lành mạnh: Trẻ được ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hạn chế lượng đường tiêu thụ cũng như các loại carbohydrate tinh chế thường ít bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường hơn.
  • Tập luyện thể dục: Việc rèn luyện thể dục thường xuyên có vai trò quan trọng trong ngăn chặn bệnh tiểu đường. Việc tổ chức các hoạt động thể thao là các biện pháp tuyệt vời giúp trẻ luôn hoạt động tích cực. Hãy hạn chế thời gian xem tivi và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời nhiều hơn nữa.
  • Hãy là tấm gương tốt: Trẻ thường làm theo những điều cha mẹ làm, do vậy hãy luôn là tấm gương tốt cho trẻ noi theo và khuyến khích trẻ giữ những thói quen tốt bằng cách làm mẫu cho chúng.
Hãy đồng hành cùng bác sỹ
Nếu bạn đang lo lắng rằng con bạn bị mắc tiểu đường type 2, hãy cho trẻ tới bác sỹ để kiểm tra ngay. Hãy giải thích những triệu chứng mà bạn quan sát được và nhờ tư vấn về bước tiếp theo nếu những triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hay bất kỳ căn bệnh nào khác.
Điều quan trọng là hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh tiểu đường có thể gây nên những tổn thương hết sức nghiêm trọng cho trẻ chỉ trong một thời gian ngắn. Việc điều trị và duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn và con bạn kiểm soát được các triệu chứng bệnh, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo cho một tương lai về sau. 
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm