Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ?

Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Trẻ em đang lớn và phát triển, hàng ngày đòi hỏi được cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động của các chức năng để duy trì sự sống, vui chơi học tập. Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng cần thiết cho sức khỏe.

Vai trò của rau quả với sức khỏe

Rau quả có vai trò trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng. Trong rau quả có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Một đặc tính quan trọng của rau quả là tác dụng gây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa. Trong rau quả có các phức chất polyphenon (chất màu, hương vị) chứa các biolanoid có vai trò chống ôxy hóa, làm giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch và ung thư. Trong rau quả còn có một số men có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Rau quả có nhiều chất xơ có tác dụng kích thích làm tăng nhu động ruột chống táo bón.

Rau quả là nguồn cung cấp chính vitamin C và caroten (tiền vitamin A) cho cơ thể. Rau quả còn cung cấp các chất khoáng như kali, canxi, magiê... cần thiết cho quá trình chuyển hóa. Các loại rau xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay...), quả có màu vàng, đỏ, da cam (đu đủ, gấc, xoài, hồng...) chứa nhiều bêta caroten có chức năng quan trọng trong cơ thể giúp trẻ tăng trưởng, phòng khô mắt, tăng sức đề kháng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp, tiêu chảy... Trong rau quả còn chứa chất pectin có tác dụng hấp phụ các độc tố để bài tiết ra ngoài. Một số loại rau gia vị là nguồn kháng sinh thực vật quý có tác dụng chữa bệnh (hành, tía tô, húng chanh, hẹ...).
Vì vậy, việc ăn rau quả hàng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, một trong những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đó là "Nên ăn nhiều rau, củ quả hàng ngày". Hiện nay, theo số liệu điều tra dinh dưỡng (2010) cho thấy, tiêu thụ rau xanh trong bữa ăn của người Việt Nam đang có xu hướng giảm, trong khi đó lượng tiêu thụ thịt lại tăng gấp 6-7 lần so với 10 năm trước. Theo nhu cầu kiến nghị của Viện Dinh dưỡng, hàng ngày người lớn nên ăn khoảng 300g rau xanh, 100g quả chín. Với trẻ em, tùy thuộc vào lứa tuổi, nhu cầu để ăn hợp lý.
 

Nên cho trẻ ăn rau, quả như thế nào là hợp lý?

Chỉ nên cho ăn rau quả khi bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm, nên bắt đầu cho trẻ ăn từ tháng thứ 6, lúc đầu ép lấy nước từ các loại quả như cam, quýt, chanh... 5-7 giọt, sau tăng dần 2-3 thìa cà phê. Các loại hoa quả khác như chuối, đu đủ, hồng xiêm cũng cần tập dần để trẻ làm quen với từng loại hoa quả. Thông thường, các bà mẹ thường bắt đầu tập cho bé ăn chuối nạo bằng thìa, các loại hoa quả khác như đu đủ, hồng xiêm thì nghiền nát. Cũng như với các loại thực phẩm, khi cho trẻ ăn hoa quả nên bắt đầu từ từ: ngày đầu tiên cho ăn một hai thìa cà phê mỗi ngày sau tăng dần số lượng. Trẻ 6 - 12 tháng có thể tiếp nhận được là 60 - 100g trái cây nghiền trong 1 ngày (1/3-1/2 quả chuối hoặc 1 quả hồng xiêm, 1 miếng đu đủ hay miếng xoài) và 1/2 quả cam hoặc 1 quả quýt vắt lấy nước pha thêm 5g (1 thìa cà phê đường kính). Khi trẻ 1- 2 tuổi, mỗi ngày ăn khoảng 100g. Trẻ 3- 5 tuổi 150- 200g/ngày.

TS.BS. Cao Thị Hậu - Theo SKDS
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm