Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ em Việt Nam thiếu 50% nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn mỗi ngày

Bữa ăn của trẻ em Việt Nam mới đáp ứng 50% nhu cầu một số vi chất dinh dưỡng hằng ngày. Điển hình là tình trạng thiếu kẽm và sắt..., Khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) vừa cho biết.

Trẻ em Việt Nam điển hình thiếu sắt và kẽm

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 - 2020, trên toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt, đặc biệt thiếu kẽm thường đi đôi thiếu sắt và ngược lại. Nghiên cứu của Tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á cũng cho biết, bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất, điển hình là kẽm và sắt.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Chủ nhiệm Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội, cho biết: Dinh dưỡng đóng vai trò là "chìa khóa" quan trọng đối với nền tảng sức khỏe nói chung và sức khỏe miễn dịch nói riêng. Do đó, can thiệp dinh dưỡng là phải áp dụng cả vòng đời, nếu đợi đến khi mắc bệnh mới "chăm chút" dinh dưỡng và bổ sung là không kịp thời.

Hiện, nhiều dịch bệnh có xu hướng gia tăng, thì tăng cường miễn dịch là yếu tố cốt lõi để nâng cao sức khỏe. Trẻ em càng nhỏ tuổi thì càng dễ bị ốm, dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, việc nuôi dưỡng hệ miễn dịch mỗi ngày, sẽ giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cơ thể sẵn sàng đối phó hiệu quả với các mầm bệnh, giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, rút ngắn thời gian đau ốm nếu không may mắc bệnh.

photo-1673147730783

Trẻ em dưới 5 tuổi dễ có nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng và mắc bệnh cao trong các đợt dịch bệnh.

Vai trò của sắt và kẽm đối với hệ miễn dịch

BSCKII.Đỗ Thị Ngọc Diệp - Chủ tịch hội Dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh cho biết: Vi chất dù chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại đóng vai trò vô cùng to lớn với cơ thể. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, khiến hệ miễn dịch suy yếu dần, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em. Đó là lý do vì sao, thiếu vi chất còn được gọi là "nạn đói tiềm ẩn" gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vì thế, các chiến lược trong thời gian tới phải nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng - điển hình là kẽm và sắt là một vấn đề cần được tiếp tục quan tâm trong năm 2023.

Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Vì kẽm vừa là thành phần, vừa là chất xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống "phòng thủ" hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, chống lại bệnh nhiễm trùng.

Một số biểu hiện liên quan đến thiếu sắt, kẽm ở trẻ:

  • Biếng ăn
  • Hay bị bệnh vặt
  • Suy giảm sức đề kháng
  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt
  • Móng tay, móng chân mỏng, dẹt, dễ gãy
  • Mệt mỏi, thiếu tâp trung
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Chậm phát triển chiều cao
  • Dễ mắc các bệnh về da như mẩn ngứa, dị ứng

Tại hội nghị 'Xu hướng ứng dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm bổ sung nhằm chủ động nâng cao sức khỏe' do Liên chi hội dinh dưỡng, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh tổ chức, BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp khẳng định: Bổ sung kẽm và sắt đầy đủ mỗi ngày cũng nằm trong ứng dụng bổ sung vi chất để nâng cao hệ miễn dịch và giúp trẻ phát triển toàn diện là xu hướng tăng nhanh, không chỉ ở Việt Nam mà còn là của toàn cầu.

Theo đó, để phòng ngừa thiếu vi chất cho trẻ, cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp cá thể ngay từ khi mới ra đời, chứ không nên để đến khi có nguy cơ mắc các rối loạn dinh dưỡng hoặc mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng mới quan tâm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ thiếu vi chất: Đừng thờ ơ với dấu hiệu cảnh báo sớm và giải pháp hiệu quả từ chuyên gia.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm