Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lời khuyên về an toàn sử dụng thuốc cho gia đình

Mỗi năm có không ít trẻ em dưới 5 tuổi phải đi cấp cứu vì ngộ độc sau khi uống thuốc. Khi cần thiết thuốc có thể cải thiện cuộc sống và thậm chí cứu sống trẻ. Nhưng bất kì loại thuốc nào sử dụng quá liều cũng có thể gây tử vong cho trẻ. Đây là lý do tại sao các loại thuốc nên để xa tầm tay của trẻ

Nhiều loại thuốc phổ biến, chẳng hạn như thuốc giảm đau nhóm opioid, thuốc điều trị tim mạch và tiểu đường, và thậm chí cả vitamin dành cho bà bầu có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với liều lượng rất nhỏ một hoặc hai viên thuốc. Thanh thiếu niên cũng có thể ngộ độc thuốc khi uống nhầm bất kì loại thuốc nào.

Nếu trẻ bị bất tỉnh, ngừng thở hoặc co giật do tiếp xúc hoặc nuốt phải bất kì loại thuốc nào, hãy gọi cấp cứu. Nếu con bạn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng bạn vẫn nên đưa trẻ đi khám kiểm tra

Cũng giống như bạn bảo vệ con mình trong xe bằng cách sử dụng ghế ô tô và dây an toàn, bạn cần bảo vệ trẻ ở nhà bằng cách khóa chặt  tủ thuốc và các chất độc gia dụng thông thường khác. Dưới đây là một số lời khuyên về an toàn thuốc dành cho cha mẹ, ông bà và bất kỳ ai có con nhỏ hoặc trẻ vị thành niên trong nhà:

Lưu trữ thuốc an toàn: ngoài tầm với và tầm nhìn của trẻ

  • Sử dụng hộp đựng thuốc có nắp đậy an toàn và để xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em. Điều này sẽ khiến trẻ nhỏ khó mở nắp. Tuy nhiên không có hộp đựng thuốc nào hoàn toàn an toàn cho trẻ em.
  • Lưu trữ tất cả các loại thuốc trong bao bì ban đầu của chúng trong tủ hoặc hộp có khóa. Chốt khóa an toàn khi bạn đóng cửa tủ có thể giúp trẻ tránh xa các sản phẩm thuốc độc hại.
  • Bạn nên mua một chiếc két sắt nhỏ hoặc hộp có khóa để khóa tất cả các loại thuốc và dược phẩm.
  • Cất thuốc vào nơi bảo quản an toàn ngay sau khi sử dụng. Không bao giờ để trẻ một mình với thuốc. Nếu bạn đang mở hộp thuốc và bạn phải làm việc khác, chẳng hạn như trả lời điện thoại, hãy mang theo thuốc bên mình.
  • Nhắc nhở người giữ trẻ, ông bà và những người khách khác để ví, túi xách hoặc áo khoác có đựng thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Giữ an toàn khi bạn và trẻ uống thuốc

  • Khi uống thuốc, người lớn hãy uống thuốc trên bồn rửa trong phòng tắm hoặc cách xa những khu vực chung trong nhà của bạn. Nếu bạn làm đổ thuốc, hãy dọn dẹp ngay lập tức. Đối với nhiều loại thuốc giảm đau nhóm opioid và thuốc giảm đau mạnh khác, ngay cả một lượng nhỏ tiêu thụ hoặc hấp thụ qua da (dạng lỏng và miếng dán) cũng có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
  • Đừng bao giờ gọi thuốc là "kẹo" hoặc một cái tên hấp dẫn khác. Điều này có thể khiến trẻ nhầm lẫn hoặc dụ trẻ thử các loại thuốc khác khi bạn không để ý.
  • Hãy cẩn thận để cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng. Bạn cần đọc nhãn mỗi khi cho trẻ uống các loại thuốc mua tự do như acetaminophen và ibuprofen, hai loại thuốc hạ sốt và giảm đau phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hầu hết các cấp cứu liên quan đến sai sót về thuốc ở trẻ đều do sử dụng thuốc sai liều
  • Sử dụng ống tiêm hoặc ống nhỏ giọt để đo lượng chính xác. Không sử dụng thìa nhà bếp thông thường, vì chúng không chính xác để đo liều lượng thuốc.
  • Xin lưu ý rằng một số loại thuốc không kê đơn chỉ dành cho người lớn và không bao giờ nên dùng cho trẻ em. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ để lựa chọn loại thuốc an toàn sử dụng cho trẻ.
  • Cho trẻ uống thuốc vào những thời điểm đúng theo chỉ dẫn, dựa trên đơn thuốc. Nếu bạn quên cho trẻ uống thuốc hãy cho trẻ uống bổ sung tiêm càng sớm càng tốt và liều tiếp theo vào đúng thời điểm sau liều muộn.

3 New Dangerous Drug Habits in Teens | New Drug Trend in Kids | Live Science

Tham khảo ý kiến chuyên môn bác sĩ và dược sĩ

  • Nhiều bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc hiểu các hướng dẫn về thuốc. Nếu bạn bối rối về cách cho con uống thuốc, tốt hơn là nên hỏi ý kiến các sĩ và dược sĩ thay vì tự ý cho trẻ uống không đúng cách.
  • Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết chính xác lượng thuốc cần dùng cũng như cách sử dụng công cụ định lượng chuẩn.
  • Yêu cầu bác sĩ hoặc dược sĩ viết ra các hướng dẫn trên một tờ giấy để bạn mang về nhà.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi trộn thuốc với thức ăn hoặc chất lỏng cho trẻ uống.

Tránh các loại thuốc không cần thiết

Chỉ cho trẻ sử dụng các loại thuốc điều trị các triệu chứng như ho kéo dài nếu con bạn cần. Thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh không kê đơn không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 6 tuổi và chúng không bao giờ được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38.50C. Hãy nhớ rằng sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng lại với các nhiễm trùng. Thuốc hạ sốt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn tuy nhiên trẻ có thể không cần thiết phải sử dụng nếu trẻ cảm thấy thoải mái.

Vứt bỏ thuốc một cách an toàn

Vứt bỏ một cách an toàn tất cả các loại thuốc không sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc mạnh như thuốc thuốc giảm đau nhóm opioid. Bạn nên đọc nhãn thuốc để biết cách để loại bỏ thuốc cũ hoặc thuốc thừa an toàn. Miếng dán dùng để giảm đau nên được gỡ bỏ, gấp làm đôi và rửa sạch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dùng Tamiflu có an toàn cho trẻ em không?

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm