Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống nước tăng lực có thể gây hại cho tim

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA, uống một lon nước tăng lực mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch ở người trưởng thành.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Anna Svatikova và đồng nghiệp ở Bệnh viện Mayo, Mỹ đã phát hiện thấy uống 450g nước tăng lực sẽ làm tăng huyết áp và lượng hormone phản ứng với căng thẳng trong vòng 30 phút ở người trưởng thành trẻ. Đây là những yếu tố có thể dẫn đến bệnh tim mạch.
Nước tăng lực - được quảng cáo là loại đồ uống có thể tăng cường khả năng thể chất và trí tuệ - đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ ở Mỹ. Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ, 31% thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi và 34% người trưởng thành trẻ từ 18-24 tuổi thường xuyên uống nước tăng lực.
Việc gia tăng tiêu thụ nước tăng lực cũng kéo theo các quan ngại về sức khỏe cộng đồng. Loại đồ uống này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Cafein được cho là thành phần có hại nhất trong nước tăng lực. Một lon hoặc chai nước tăng lực chứa từ 80 đến hơn 500 mg cafein. Để so sánh, một cốc cà phê 500 mg chứa trung bình 100 mg cafein. Nước tăng lực cũng có lượng đường cao và có thể chứa các chất kích thích có nguồn gốc thực vật mà tạo ra tác dụng phụ giống như cafein.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Svatikova và đồng nghiệp đã tiến hành đánh giá tác động của nước tăng lực lên huyết áp, nhịp tim, phản ứng với căng thẳng của 25 người trưởng thành khỏe mạnh. Những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 29 và không có tiền sử bệnh tim mạch.
Trong 2 ngày riêng rẽ cách nhau tối đa 2 tuần, các đối tượng được yêu cầu uống 480ml nước tăng lực có bán trên thị trưởng hoặc giả dược trong vòng 5 phút.
Nước tăng lực chứa khoảng 240 mg cafein, 2000 mg taurine - một loại amino acid có thể thúc đẩy sự phát triển thần kinh, điều tiết lượng nước và chất khoáng trong máu – và chứa các chiết suất hạt bồ hòn, rễ sâm và cây kế sữa. Giả dược có mùi vị, màu sắc và thành phần dinh dưỡng giống như nước tăng lực nhưng không chứa cafein và các chất kích thích khác.
Nghiên cứu trên mang tính mù đôi, nghĩa là cả người tham gia và các nhà nghiên cứu đều không biết người tham gia uống loại nước nào và vào ngày nào. Người tham gia được yêu cầu không uống rượu bia hoặc cafein trong vòng 24 tiếng trước ngày thử nghiệm nghiên cứu.
30 phút trước và sau khi uống nước, các nhà nghiên cứu đo huyết áp, nhịp tim, lượng cafein và đường glucose trong máu và mức giải phóng hormone căng thẳng norepinephrine của người tham gia.
Sau khi uống nước tăng lực, người tham gia tăng 6,2% huyết áp tâm thu và tăng 6,8% huyết áp tâm trương. Mức tăng huyết áp trung bình ở người tham gia là 6,4% sau khi uống nước tăng lực trong khi con số này ở giả dược chỉ là 3%. 
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy mức norepinephrine tăng từ 150 pg/mL tới to 250 pg/mL sau khi uống nước tăng lực so với mức tăng từ 140 pg/mL tới 179 pg/mL sau khi uống giả dược. Điều này nghĩa là mức norepinephrine tăng 71% sau khi uống nước tăng lực so với mức tăng 31% sau khi uống giả dược.
Norepinephrine hay noradrenaline có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến khả năng giảm và thay đổi nhịp tim và hô hấp khi phản ứng với căng thẳng.
Tiến sĩ Svatikova cho biết tình trạng tăng huyết áp và mức horome phản ứng với căng thẳng sau khi uống nước tăng lực có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngay cả ở người khỏe mạnh. Kết quả này cho thấy mọi người nên thận trọng và không uống quá nhiều nước tăng lực vì các nguy cơ cho sức khỏe.
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm