Đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và buồn nôn – bạn đã quá quen thuộc với những triệu chứng này của bệnh Crohn. Nhưng vì bệnh Crohn là một bệnh hệ thống, nên các triệu chứng bệnh có thể sẽ vượt ra ngoài những vấn đề mà bạn gặp phải với hệ tiêu hóa.
Bệnh Crohn là một bệnh có thể lan rộng ra toàn cơ thể và gây tình trạng viêm. Một số người mắc bệnh Crohn nhưng chỉ bị viêm ở phần cuối ruột non, nhưng có đến 30-40% người bệnh mắc phải các triệu chứng Crohn nhưng không thuộc hệ tiệu hóa.
Trong đa số các trường hợp, điều trị các triệu chứng không thuộc về đường tiêu hóa của bệnh Crohn cũng giống như việc điều trị các triệu chứng về tieu hóa – chủ yếu bằng việc dùng thuốc. Những loại thuốc này bao gồm aminosalicylate (với các trường hợp nhẹ), các thuốc giảm miễn dịch, trị liệu sinh học và dùng corticosteroid. Với đa số người bệnh, những loại thuốc này sẽ có tác dụng tốt với tất cả các triệu chứng bệnh Crohn. Khi các triệu chứng về tiêu hóa được điều trị, thì các triệu chứng khác không liên quan đến tiêu hóa của bệnh Crohn cũng sẽ tiến triển tốt hơn.
Các triệu chứng không thuộc hệ tiêu hóa của bệnh Crohn: Dưới đây là những triệu chứng cụ thể của bệnh Crohn xuất hiện ở những cơ quan khác nằm ngoài hệ tiêu hóa. Cùng với đó là nguyên nhân mà những triệu chứng này xuất hiện và cách kiểm soát.
Tăng nguy cơ viêm khớp
Vì bệnh Crohn đi kèm tình trạng viêm, nên sẽ có khoảng 5-10% số người mắc bệnh Crohn sẽ phát triển bệnh viêm khớp. Nguy cơ viêm khớp sẽ cao nhất ở những khớp lớn, ví dụ như khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay (các khớp ngoại vi). Nhưng tình trạng viêm khớp có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể người mắc bệnh Crohn. Thông thường, khi bệnh Crohn được điều trị, tình trạng viêm khớp cũng sẽ được cải thiện.
Những người bị bệnh Crohn sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người bình thường. Tình trạng viêm mãn tính trong bệnh Crohn sẽ dẫn đến việc tăng mất xương và những người bị bệnh Crohn thường sẽ thiếu vitamin D, 2 yếu tố này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương.
Việc thiếu vitamin D có nguyên nhân một phần là do phần ruột hấp thu vitamin D đã bị viêm. Một nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ loãng xương là do việc sử dung steroid, đặc biệt là thuốc prednisone, là thuốc có tác dụng làm mỏng xương. Trước năm 1990, không có nhiều phương pháp điều trị bệnh Crohn, ngoài việc sử dụng presnisone, do vậy, rất nhiều người trên 40 tuổi mắc bệnh Crohn sử dụng loại thuốc này với liều lớn và bị loãng xương. Presnisone đôi khi vẫn được sử dụng cho những trường hợp bị bệnh Crohn vừa và nặng, khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, làm tăng nguy cơ loãng xương ở một số người trẻ tuổi bị bệnh này.
Để làm giảm nguy cơ loãng xương:
Bạn cũng nên kiểm tra lượng vitamin D và thường xuyên kiểm tra mật độ xương của mình.
Các bệnh về da
Bệnh Crohn có thể gây ra một số bệnh về da như bệnh hồng ban nút (erythema nodosum), là bệnh được đặc trưng bởi những nốt đỏ, căng tức xuất hiện ở chân và bệnh viêm da mủ hoại thư (pyoderma gangrenosum), gây ra những vết loét lớn. Những bệnh về da này có nguyên nhân là do quá trình viêm trong bệnh Crohn, và việc điều trị các bệnh da liễu này cũng chính là điều trị bệnh Crohn. Một bệnh về da khác cũng có thể đi kèm với bệnh Crohn là bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến cũng có liên quan đến tình trạng viêm khớp và bệnh Crohn thông qua bệnh viêm khớp vẩy nến – bệnh viêm ở khớp có thể gây tổn thương xương và khớp
Những người bị bệnh Crohn cũng có nguy cơ ung thư tế bào hắc tố - một loại ung thư da nguy hiểm nhất. Do vậy, thường xuyên kiểm tra da là một việc vô cùng quan trọng.
Những người bị bệnh Crohn có thể sẽ bị thiếu máu và mệt mỏi do mất máu và viêm. Mệt mỏi có thể sẽ đi kèm với trầm cảm – một chứng bệnh thường gặp ở những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh Crohn.
Vitamin D cũng đóng một vai trò nhất định trong tình trạng mệt mỏi. Bổ sung vitamin D và viên sắt có thể điều trị hiệu quả bệnh Crohn nói chung và giúp giảm mệt mỏi.
Loét miệng
Loét miệng là một triệu chứng rất phổ biến của bệnh Crohn. Những vết loét miệng này thường xuất hiện mỗi khi bệnh Cronh bùng phát và thường sẽ xuất hiện ở lợi hoặc dưới lưỡi. Ngoài các phương pháp điều trị bệnh Crohn thông thường, các loại nước súc miệng giảm đau hoặc kháng sinh súc miệng hay corticosteroid cũng có thể giúp ích.
Sốt và nhiễm trùng
Sốt có thể là một triệu chứng của bệnh Crohn vì tình trạng viêm nhẹ của bệnh này. Sốt sẽ là mối lo ngại lớn với những người bị bệnh Crohn và đang dùng thuốc suy giảm hệ miễn dịch. Nhiễm trùng cũng là tình trạng thường gặp ở người bệnh Crohn, một số người còn bị áp xe ở dạ dày vì tình trạng viêm.
Nếu bạn sốt trên 38 độ C, hãy gọi cho bác sỹ ngay lập tức. Nếu nguyên nhân sốt là do nhiễm trùng, bạn có thể sẽ phải điều trị kháng sinh. Vì người bệnh Crohn thường có nguy cơ nhiễm trùng cao, nên họ thường được khuyên là tiêm phòng đầy đủ các bệnh như cúm, HPV, sởi, quai bị, rubella và viêm phổi.
Một số người bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có thể sẽ bị đau nửa đầu – cũng là một triệu chứng của tình trạng vêm. Khi người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh Crohn, thì tình trạng đau nửa đầu cũng sẽ được cải thiện.
Nhiễm trùng mắt
Có 2 bệnh về mắt thường xảy ra ở những người mắc bệnh Crohn, và cả 2 bệnh này đều là tình trạng cấp cứu. Bệnh thứ nhất là viêm thượng củng mạc, là tình trạng viêm và kích ứng của củng mạc – lớp mô mỏng che phủ phần lòng trắng của mắt. Viêm thượng củng mạc thường rất đau đơn và khiến mắt rất đỏ. Bệnh thứ hai là bệnh viêm màng bồ đào, là tình trạng viêm của lớp màng bồ đào (lớp giữa của mắt). Cả hai bẹnh này đều rất hiếm gặp, nhưng nếu bạn bị bệnh Crohn và bị đau hoặc đỏ mắt, hãy gọi cho bác sỹ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Cũng như những triệu chứng về đường tiêu hóa của bệnh Crohn, những triệu chứng không thuộc đường tiêu hóa này cũng thường xuất hiện khi bệnh Crohn bùng phát hoặc khi bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu bạn bị bệnh Crohn và xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây, hãy nói với bác sỹ để được chăm sóc kịp thời.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.